gọi là Bách Bộc.
Lần thứ nhì ở dưới Ngũ Lĩnh, vào đời Chiến quốc thì lại bị gọi là Bách
Việt.
Nhưng lần nầy thì có phân biệt bằng nhiều tự dạng Việt, ba tự dạng Lạc
và lu bù tên kép để trước chữ Việt, như Mân Việt, U Việt, v.v. và sau hết
Lạc Việt.
Đến Lạc Việt là Tàu trở về nguồn, bởi biết rằng Việt đó là Lạc kia nên
cho nhập tên thượng cổ là Lạc với tên đời Hạ là Việt lại để tạo một danh
xưng mới, chính xác hơn, danh xưng Lạc Việt.
Hơn hai ngàn năm đã qua rồi, từ thời Hiên Viên, thế mà họ vẫn chưa
quên Lạc Địch bị đánh đuổi đi Đại Hàn. Giáo sư Trần Kinh Hòa cho rằng
Lạc chỉ là Nghạch viết lầm ra. Sự thật ra thì Nghạch Việt chỉ là một chữ viết
sai của một quyển sách vô danh mà giáo sư lại dùng làm chứng tích, đó là
quyển Đông Tây Dương Khảo.
Khổng Tử nói rằng Dương Việt chỉ đi tới Cối Kê mà thôi. Phúc Kiến ở
ngoài cái vùng đất đó, vì Cối Kê thuộc tỉnh Triết Giang nay thì một câu sử
của vài quyển sử Tàu mà ta cóp theo là sai. Họ nói Dương Việt ăn xuống tới
Phúc Kiến.
Quyển Trung Việt văn hóa luận tập là sách mới nhứt của Tàu Đài Loan
lại còn cho là Dương Việt ăn xuống tới Giao Chỉ, thì còn sai hơn quá xa.
Các ông Tàu học sách Tàu không kỹ.
Đã bảo chủ quyền của Tàu đi tới đâu là Kinh Việt và Dương Việt đi tới
đó. Mãi cho tới đời Tần Thỉ Hoàng thì hai châu Kinh và Dương mới đi tới
Quảng Đông, Phúc Kiến, nhưng chế độ châu đã bị bỏ rồi, không còn châu
nào nữa hết và chỉ có quận huyện. Nói chuyện châu là nói về cuối đời nhà
Chu, mà đời Chu thì châu Dương chỉ đi tới Cối Kê, như Khổng Tử đã cho
biết.