Tuy nhiên không dính mà vẫn dính vì thư tịch Trung Hoa chỉ bọn Việt
của nước Sở, của Câu Tiễn, của Thất Mân bằng một tự dạng, tự dạng Việt
Vượt. Nó chỉ không dính vì danh xưng Lạc không được dùng tới nữa nhưng
vẫn dính vì tự dạng Việt thứ ba chỉ bọn Lạc Vượt Hà.
Ta lại thấy điều thứ nhì nữa là địa bàn Lạc luôn luôn khít ranh với địa bàn
Âu, đã nói sơ qua rồi ở chương V, Âu và Lạc luôn luôn sát cánh, sát đến nỗi
có lần họ hợp làm một (nhóm Lạc Lê bộ Trãi).
Điều thứ ba mà ta thấy được là có một địa bàn Lạc Việt (Cổ Việt Nam)
không liên tục với toàn thể. Chi tiết đó chứng minh rằng có một nhóm Lạc
nhứt định không hợp tác với Tàu, không để bị đồng hóa, và chạy thoát ra
ngoài cả hai địa bàn Âu và Mân, cho xa Tàu, hầu thoát nạn, ít lắm cũng
thoát được đến thời Lạc bộ Chuy.
Nhóm Lạc ấy chạy từ đâu xuống lưu vực Hồng Hà, có phải từ Cối Kê
như L. Aurousseau nói, hoặc từ Phúc Kiến như Madrolle nói chăng, hoặc
chỉ bằng đường biển như khoa khảo tiền sử đã nói? Cả ba kiến giả ấy đều
đúng, chỉ phiền là cả ba điều phiến diện. Họ chạy bằng đủ cách, từ khắp nơi
của địa bàn Lạc Hoa Bắc và Hoa Nam. Nhưng ở đây chúng tôi nói đến bọn
thứ tư, bọn chạy toàn bằng đường bộ từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam, rồi từ
nước Sở đến Cổ Việt. Bọn nầy không ai biết rằng có, và chúng tôi cần nói
đến họ nhiều hơn vì chính họ mới cho ta thấy tổ tiên ta thuộc đích xác nhóm
nào trong các khối Lạc đông vô số kể ấy. Họ là Việt, chi Lạc. Nhưng riêng
chi Lạc cũng là một khối quá lớn, chớ đừng nói chi là toàn khối Việt, ta cần
biết rõ cái tiểu chi chạy xuống Cổ Việt, chớ không thủ phận biết tổng quát
theo khoa khảo tiền sử, và biết phiến diện, theo L. Aurousseau và Madrolle.
Vả lại Madrolle còn vẻ ra được một bộ trình tương đối rõ ràng còn L.
Aurousseau thì chỉ nói tắt, vì chỉ được có một câu của Chavannes gợi ý.
Dầu sao cả hai bọn đều là Mã Lai, và có địa bàn thứ nhứt rồi thứ nhì tại
Hoa Bắc rồi Hoa Nam, địa bàn phát tích là Tây Tạng.