NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 939

cũng lấy vợ trong đám bổ sung, nhưng truyền thuyết thường hay tổng quát
hóa chuyện xảy ra có vài lần mà họ nói y như là nó xảy ra hoài hoài.

Trong hai câu sử của Tư Mã Thiên, chữ Tánh, nên hiểu là thị tộc (clan)

chớ không có lý nào mà người của cả một nước đều mang chung một họ và
sự kiện đó ăn khớp với truyền thuyết của ta, truyền thuyết ấy kể rằng bất kỳ
người con gái của vua Hùng Vương nào cũng mang tên là Mệ Nàng cả.

Và thuở đó ta theo mẫu hệ và có bằng chứng đích xác là ta theo mẫu hệ,

chớ không phải là đoán mò, như có người đã lên án những ai nói đến mẫu
hệ Lạc Việt và chỉ có con gái mới được mang tên của thị tộc chớ không phải
con trai.

L. Aurousseau không có vẽ ra được một lộ trình nào hết của cuộc Nam

thiên của dân Việt, mà ông còn lại ức đoán ngược với sử thành văn Tàu. Sử
Tàu cho biết dân Việt của Câu Tiễn đi xuống đất Dung, quê hương của
Dương Quý Phi, ngày nay vẫn cứ ở trong lãnh thổ Trung Hoa.

Vài học giả và sử gia Âu Mỹ và Việt đều tỏ ý nghi ngờ những cuộc thiên

di xa xôi như vậy lại có thể thực hiện được. Nhưng được hay không, thì ta
đã thấy ở chương trước. #

Còn tại sao họ lại phải đi quá xa như vậy là vì dọc đường, nơi nào họ

cũng gặp đất có chủ, nên họ cứ phải đi hoài, kỳ cho tới một chỗ hoang vu,
hoặc một chỗ dân còn cổ sơ, còn sống về săn câu, bỏ đất không, họ mới
định cư được. Đó là trường hợp của tổ tiên ta, đợt đầu họ gặp tại lưu vực
Nhị Hà cái thứ dân Mê-la-nê-diêng chưa biết trồng trọt đó mà khoa khảo cổ
đã chứng minh.

Riêng đợt II thì lại gặp đồng chủng lưa thưa ở Cổ Việt chưa đông đảo,

chưa hùng mạnh như ở Đông Âu, Mân Việt và Tây Âu nên họ được chủ đất
chấp nhận để bổ sung dân số.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.