Tư Mã Thiên có hai câu sử đáng được chú ý:
1. Dân Việt nước Sở họ Mị, dân Việt nước Việt (Cối Kê) họ Tự.
2. Dân Âu Lạc mang họ Mị.
Thế là bọn đợt II từ nước Sở đi thẳng xuống đây, chớ không phải từ Cối
Kê như L. Aurousseau đã giả thuyết và từ Phúc Kiến như Madrolle đã nói,
có lẽ bọn Cối Kê, bọn Phúc Kiến cũng có mặt trong đám di cư, nhưng đa số
chạy từ nước Sở và bọn Cối Kê và Phúc Kiến, chỉ mới tới sau, còn bọn
nước Sở thì tới trước, vì khi Sở thành lập, hẳn phải có một nhóm Việt bất
khuất, không hợp tác chạy đi, trong khi Ngô và U Việt, Mân Việt chưa bị
diệt quốc.
Cũng nên biết rằng trước Tây lịch, tất cả Mã Lai Nam Dương đều theo
mẫu hệ, mà họ là Lạc Hoa Nam thì dân họ Mị nầy cũng là dân theo mẫu hệ.
Mị là chữ nho, được các nhà nho ta đọc như thế, nhưng Tàu đọc khác, Tàu
đọc là Mế. Nhưng Việt đọc thế nào? Việt đây là Việt thời xưa ở nước Sở
chớ không phải Việt Nam thời nay.
Dấu sắc của Quan Thoại, biến thành dấu nặng của ta. Thí dụ họ Mạch
Quan Thoại đọc là Mớ, họ Mạc Quan Thoại đọc là Mó, họ Lạc Quan Thoại
đọc là họ Ló, họ Diệp Quan Thoại đọc là họ Dé, họ Lục Quan Thoại đọc là
họ Lúa, họ Tạ Quan Thoại đọc là họ Xá. Như vậy Mế của họ là Mệ của ta.
Thế thì ăn khớp với truyền thuyết ta, cho rằng tất cả con gái của Hùng
Vương đều gọi là Mệ nàng.
Chúng tôi đã nói rằng vua Hùng Vương thuộc đợt I, còn bọn họ Mị thuộc
đợt II thì làm thế nào con của vua Hùng Vương lại mang họ của đợt II
được. Nhưng truyền thuyết Mường lại kể rằng họ thường gả con gái cho
vua Hùng Vương. Mà vì họ theo mẫu hệ (mà có lẽ Hùng Vương cũng theo
mẫu hệ) nên con gái theo họ mẹ. Chắc không phải đời Hùng Vương nào