NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 945

Cả hai người, Tống Tương Công và Sở Văn Vương đều là người Tàu chớ

không phải là “man di” chút nào, Sở Văn Vương cai trị dân man di rất đông
thì còn có thể cho là ông ấy bị ảnh hưởng của ngoại giới, chớ như Tống
Tương Công thì không hề trị “man di” lần nào hết thì rõ ràng là người Tàu
còn nhớ thói cũ, mà thói ấy thì chắc chỉ được bỏ không lâu.

Họ có danh từ “Huyết nhục”. Danh từ ấy chỉ trỏ một con vật bị hy sinh

trước bàn thờ thần, máu chảy ròng ròng. Nhưng đó là dấu vết của tục cũ
hơn mà con vật đó là con người, là kẻ thù hoặc một tên nô lệ.

Khoa dân tộc học đã bắt được bằng chứng “Huyết nhục” là tàng tích của

sự tế người, nơi xã hội Chàm. Khi họ giết trâu để tế thần thì họ khấn vái
theo cổ thời, mà nghe lời khấn thì ai cũng hiểu rằng kẻ bị giết, không phải
là con trâu mà là con người.

Địa lý của Tống Ngọc thật là huyền hoặc ở hướng Đông, nói theo huyền

thoại Hậu Nghệ, nhưng rất rõ ở ba hướng kia. Hướng Bắc chỉ Ngoại Mông
và Tây Bá Lợi Á, hướng Tây chỉ sa mạc Tân Cương, và hướng Nam thì chỉ
một thứ dân xâm trán và nhuộm răng đen.

Bài thơ Chiêu hồn chỉ là một thi phẩm, nhưng nó lại là một tài liệu sử địa

vô cùng quan trọng. Các cổ thư Trung Hoa tả người Việt xâm mình (Văn
thân) nhưng Tống Ngọc lại tả họ xâm trán (Điệu Đề).

Chi tiết đó giúp ta theo dõi được họ trong không gian và thời gian, và

chúng tôi đã chỉ đích danh được dân nào hiện nay (1970) còn xâm trán,
nhuộm răng đen
và nhứt là nói một thứ tiếng Việt Nam rất là cổ sơ.

Đây là biệt sắc thứ sáu mà chúng tôi cho biết ở một chương trước rằng

chỉ sẽ tiết lộ ở một chương sau.

Có nhiều thứ dân Việt trong dòng Bách Việt, nhưng chúng tôi chỉ theo

dõi có thứ người mà Tống Ngọc đã nói đến, bởi không phải tất cả nhóm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.