Việt nào cũng Nam thiên, và trong các nhóm Nam thiên có xâm mình, cũng
chỉ có một nhóm độc nhứt là xâm trán trong khi các nhóm khác xâm mình.
Và chúng tôi bám sát nhóm mà Tống Ngọc ám chỉ vì chúng tôi tìm ra
dấu vết họ ngày nay tại Đông Dương. Sự kiện xâm trán và nhuộm răng tuy
là chứng tích đáng kể, nhưng chứng tích mạnh mẽ nhứt như đã nói, là họ
dùng ngôn ngữ Việt tối cổ mà người ta mới khám phá ra đây thôi.
Và giữa người xâm trán của Tống Ngọc và người ngày nay còn nhiều cái
khoen nối kết nữa cho thấy sợi dây xích Việt đó không có bị đứt đoạn.
Sở đã dời đô tới Thọ Xuân, thuộc tỉnh An Huy, và bọn Lạc Điêu Đề mà
Tống Ngọc nói đến, phải lùi về Nam An Huy, có lẽ dưới đời vua Sở Chiêu
Liệt Vương vào năm 300 T.K. năm mà kinh đô của Sở được dời xuống Thọ
Xuân (An Huy) chăng?
Không. Người ta không bao giờ dời đô đến giữa đất “man di”. Thọ Xuân
phải là một thành phố mà người Tàu đã ở đông đảo từ lâu đời lắm rồi. Thế
thì sự kiện tổ tiên ta thiên di trước đó, trước năm 300, phù hợp với sự kiện
Hoa hóa của Thọ Xuân vào năm 300 T.K. Bọn Lạc Điều Đề chạy về
phương Nam của Thọ Xuân, tức phương Nam của tỉnh An Huy ngày nay,
trước năm 300 T.K. rất lâu, vì Thọ Xuân đã bị Hoa hóa rồi vào năm 300 đó.
Tại sao họ không chạy ra Giang Tô hay Triết Giang ở phương Đông? Vì
nơi ấy đã có chủ rồi, nước Ngô và nước Việt hai nước nầy đã bị diệt hay
chưa vào năm 350 hoặc 400 chẳng hạn thì ta không cần phải kiểm soát lại
vì:
a) Nếu họ chưa bị diệt, và mặc dầu họ cũng là Việt, họ vẫn không
cho quá đông khách vào xứ họ.
b) Nếu họ bị diệt rồi thì đó là đất của Sở tức của kẻ thù, không lùi
vào được. Họ chỉ còn có một con đường độc nhứt là phương Nam