NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 949

Dân Bộc Việt thờ trời và thuyết của Lăng Thuần Thanh về thiên Đông

Quân trong Cửu Ca, rất đúng.

Năm 1960, đã khai quật được ở Đào Thịnh (Yên Bái - Lào Kai) một bình

đồng lạ lắm. Về mặt mỹ thuật, bình nầy đẹp hơn các trống đồng. Nắp bình
cũng khắc hình mặt trời và chim, ở hông bình cũng có thuyền, tóm lại vật
ấy thuộc nền văn minh gọi là Đông Sơn.

Và những gì liên thuộc về bình đồng Đào Thịnh đều dính líu với Bộc

Việt, tức một thứ Việt khác Việt Hoa Nam, Việt gốc sông Bộc tức Mã Lai
gốc Hoa Bắc.

Trên nắp của cái bình đó có bốn vật rất lạ mà các đồ vật khác của nền văn

minh Đông Sơn, không món nào có cả. Đó là bốn cặp bình rời (ronde
bosse) tượng hình bốn đôi nam, nữ đang giao hợp với nhau.

Trong quyển “Introduction à l’art ancien du V.N.”, tác giả, ông Trần Văn

Tốt, cho đó là một “chủ đề hoàn hảo về phiền thực” (parfait thème de
fécondité). Chủ đề ở đây là chủ đề tôn giáo. Nhưng chúng tôi lại thấy khác,
khi đọc được bản nghiên cứu của ông H. Maspéro về bài thơ Cửu Ca trong
tập Sở từ.

Ông H. Maspéro nghiên cứu Cửu Ca vì mục đích khác, chớ không đồng

mục đích với Lăng Thuần Thanh. Còn chúng tôi dựa vào bài nghiên cứu ấy
vì mục đích khác nữa. Hóa ra bài thơ Cửu Ca, dùng được cho cả ba cuộc
nghiên cứu khác nhau (thế mà bài ấy chưa được dịch ra Việt ngữ trong khi
các bài Sở từ khác lại được dịch nhiều lần, do nhiều dịch giả khác nhau).

Cửu Ca là một bài giả tế ca (semblant de chant lithurgique) cũng như

Chiêu hồn là một bản chiêu hồn giả, cả hai bài đều chỉ được sáng tác để
chơi vậy thôi, chớ không phải là tế ca thật sự. Lời thơ kêu gọi thần linh, y
như là chủ bái kêu gọi, nhưng nó chỉ là lời thơ, vì nó có tả cảnh. Chủ bái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.