Ngày nay không ai nhận đồng bóng là một tôn giáo nhưng nó vẫn cứ là
tôn giáo như thường, vào cổ thời, không thể chối cãi được.
Hồi tiền chiến, người Pháp ở Hà Nội, quan cai trị Virgitti đã có thử cấm
đồng bóng, nhưng đồng bóng đã tranh đấu, thách đố chánh quyền Pháp
chứng minh rằng họ không phải là tôn giáo. Người Pháp không chứng minh
được, nên rồi lịnh cấm bị bãi bỏ.
Đó là tôn giáo của dân Việt, ít ra cũng của nhóm Bộc Việt ở nước Sở, tồn
tại vào thời Chiến quốc, chớ không phải là tôn giáo của Trung Hoa.
Trong Nho giáo, Trần Trọng Kim nói rằng vào cổ thời, Trung Hoa có bà
đồng Vu và ông đồng Hích, đành thế, nhưng chắc những sách mà Trần
Trọng Kim tham khảo, hiểu quốc gia Trung Hoa như dưới đời Tần, tức là có
nước Sở trong đó. Hiểu như vậy và nói như vậy là đúng. Nhưng hiểu rạch
ròi hơn thì cái thứ tôn giáo cổ sơ mà bà đồng là cán bộ ấy, bắt nguồn tại
nước Sở, thuở xưa hơn, thuở còn biệt lập với Trung Hoa. Mà người nước
Sở tức người Trung Hoa thuần chủng hay lai với chủng Việt ở đó, cũng bắt
chước thổ dân để lễ tế theo lối bà đồng thôi, chớ họ cũng không có phát
minh ra thứ tôn giáo ấy. Không có văn kiện Hoa Bắc nào tả việc lên đồng cả
mà chỉ có Sở từ mà thôi.
Bằng chứng rằng người Trung Hoa không có phát minh ra tôn giáo lên
đồng được thoáng thấy ở sự kiện trào đại nhà Chu cấm đoán đồng bóng mãi
mà không được, nên bắt buộc phải đặt quan Tư Vu để kiểm soát và chế ngự
bớt bọn đồng bóng (Theo sách Chu Lễ).
Thời cổ, tất cả các trào đại Trung Hoa đều noi theo tiền nhơn, tiền hiền,
nhà Chu thì kính cổ nhứt. Nếu đồng bóng do tiền nhơn Trung Hoa phát
minh ra, thì nhà Chu chắc chắn là không cấm đoán.
Không có trào đại Trung Hoa nào mà cấm đoán các tin tưởng đúng hay
quàng xiên của các đời trước cả, những tôn giáo cổ sơ của họ tự nhiên mà