Cúng kiến, vui, lạ tuyệt,
Thầy cúng là đàn bà,
Họ múa may cuồng nhiệt.
Đàng nầy thi sĩ bắt đầu y như đó là chuyện rất phổ thông mà độc giả nào
cũng thấy rồi cả, nhiều lần trong đời họ.
Ta ráp nối Cửu Ca và bốn tượng đồng Đào Thịnh và ta thấy rõ ràng là
hình đó tượng trưng cho việc giao hợp với thánh. Tất cả công trình kiến
trúc, điêu khắc trang trí của người xưa đều phục vụ tôn giáo, không có
ngoại lệ thì hình ấy cũng vậy, mà không có tôn giáo nào có việc mời giao
hợp cả, trừ tôn giáo thờ trời với nghi lễ lạ kỳ của các bà đồng thời đó, và
còn dấu vết trong dân tộc Gia Rai.
Một người bạn của chúng tôi, cùng nghiên cứu bình đồng Đào Thịnh với
chúng tôi cho rằng chủng Mã Lai gồm Việt, Miên, Dravidien, v.v. đều thờ
dương vật và âm vật và bình đồng Đào Thịnh là sự tượng trưng cho sự thờ
phượng đó.
Về sự kiện Mã Lai, Việt, Dravidien thờ dương vật và âm vật thì đúng, mà
cho đến nay vẫn tồn tại tại Việt Nam, từ Bắc Việt đến Nha trang, nhưng
trong bình đồng Đào Thịnh không phải là dương vật hay âm vật mà là giao
hợp. Người nghệ sĩ cho thấy sự giao hợp mà không cho thấy hai vật kia,
hay có mà không rõ như là sự giao hợp.
Hơn thế giao hợp chung quanh mặt trời thì rõ ràng là đồng bóng nguyên
thỉ, còn việc thờ dương âm vật thì không hề có mặt trời.
Cũng nên nói thêm một chút ít về đồng bóng trong xã hội ta ngày nay.
Đồng bóng, cũng như bao nhiêu thứ khác, đã phải mang quá nhiều lớp sơn
Trung Hoa quá dầy, như các Gia Thần, Thổ Thần, Thần Thành Hoàng, Thần
Ngũ Nhạc đều là Thần của Trung Hoa (đừng lầm Thần làng của ta và Thần