NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 955

Thành Hoàng mà có rất nhiều người lẫn lộn). Chúa Liễu Hạnh, Từ Vương
Mẫu cũng là của Trung Hoa.

Tuy nhiên ngôi thứ nhứt là Ngọc Hoàng Thượng Đế vẫn còn mà đó là

của Việt, tôn giáo thờ Trời là của riêng ta mà Tàu bắt chước, sẽ nói đến lát
nữa đây.

Những Tả Chầu Mán, Hữu Chầu Mường, v.v., không biết là dấu vết cổ

thời hay mới thêm thắt tại địa bàn Nhị Hà, bởi vào thời cổ dân Việt vẫn
sống chung với Mèo, Mán, Thổ, Thái, tại địa bàn Hồ Bắc (xin xem lại
chương nước Tây Âu).

Các bà đồng ta nay không còn “thăng” thật sự như xưa. Thăng là ra khỏi

trạng thái xuất thần và cuồng loạn ở cái pha cuối cùng mời thánh giao hợp.
Không có xuất thần thật sự thì không thăng thật sự làm gì, mà không có mời
thánh giao hợp thì không xuất thần làm gì.

Tuy nhiên các bà đồng của riêng miền Nam vì chịu ảnh hưởng cổ của Gia

Rai, của Chàm, nên có xuất thần và có thăng, thường thì là xuất thần
(transe) giả, thăng cũng giả, nhưng vẫn có làm và có trao lời thánh lại cho
các đệ tử.

Trong tập nghiên cứu “Đạo Chamanisme của người Mèo” ông Guy

Moréchand viết: “Ta không nên kết luận rằng đó là tôn giáo riêng của người
Mèo. Lại còn không nên rút ra từ đó những kết luận về sử. Người ta muốn
thấy trong vài bài thơ đời Chu (ý tác giả ám chỉ Cửu Ca) dấu vết của đạo
Chamanisme của người thiểu số ở Trung Hoa. Đó là tôn giáo Trung Hoa
hay sơn cước? Kết luận là quá liều”.

Tác giả ám chỉ Granet, Maspéro, v.v.

Nhưng cả tác giả và ba ông kia dùng danh từ không chính xác. Riêng

chúng tôi, chúng tôi chỉ nói đến đồng bóng mà thôi, mà Chamanisme không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.