NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 953

biến hình biến dạng theo nhịp biến chuyển của xã hội, của tư tưởng. Các
nho gia muốn cấm đoán tin nhảm, nhưng vua chúa không y tấu. Dưới đời
Hán, đạo Nho được xem là quốc giáo, nhưng vẫn không cấm đồng bóng. Sở
dĩ nhà Chu cấm đồng bóng là vì hy vọng cấm được, mà hy vọng ấy bắt
nguồn từ ở cái điểm đạo ấy không phải của dân tộc họ, mà là đạo ngoại lai.

Vua thì như thế mà sĩ phu Trung Hoa cũng như thế.

Trong quyển Luận hành nhà danh nho Vương Sung đời Hán đã phải công

kích dữ trò đồng bóng đã du nhập vào Trung nguyên của nước Tàu. Cuộc
công kích ấy chứng tỏ rằng đồng bóng là một tôn giáo ngoại lai. Sĩ phu
Trung Hoa chỉ công kích tôn giáo ngoại chớ không hề công kích tôn giáo
của họ, cả đến những tin nhảm, dị đoan của dân chúng họ, cũng được họ
mặc nhận.

Trung Hoa không bao giờ có phát minh đồng bóng mà chỉ mượn của Việt

thôi, bằng chứng là họ không hiểu Cửu Ca muốn nói gì.

Người Trung Hoa, kể cả trí thức, thường phàn nàn Sở Từ khó hiểu là vì

vậy, chớ không phải vì lối hành văn của Sở Từ hơi khác lối hành văn Hoa
Bắc. Khi mà một nhà thơ tả những nghi lễ kỳ dị, mà không chịu giải thích
rằng là mình tả một nghi lễ ngoại quốc thì ngoài các nhà bác học không ai
hiểu được hết.

Ta phải dám nghĩ rằng tác giả Cửu Ca không phải là người Tàu mà chính

là một người Việt đã bị đồng hóa trở thành trí thức Trung Hoa (Cái thuyết
cho rằng Cửu Ca là của Khuất Nguyên, nay rõ là sai). Chỉ có người Việt
mới không giải thích gì hết khi sáng tác bài thơ đó, vì y tự nhiên mà hiểu
những lễ nghi ấy, và tưởng lầm rằng ai cũng tự nhiên mà hiểu. Nếu tác giả
Cửu Ca là người Tàu di cư đến Sở, y sẽ biết ngay rằng người Tàu sẽ không
hiểu gì hết, và y có một vài câu thơ giải thích ở đầu bài chẳng hạn:

Ngồi buồn xem rợ Việt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.