khác, đời đời, cố giữ độc quyền đó, người dân Trung Hoa không được phép
thờ Trời.
Đến đời nhà Chu, trào đại suy vi, chư hầu muốn phản loạn thì chư hầu
Tần làm cái hành động tượng trưng cho việc phản loạn là thờ trời và tế Dao.
Vua nhà Chu sợ, không dám bắt tội.
Chúa nước Trịnh, nghe Tần thờ Trời, tế Dao, bèn xin với vua nhà Chu
được thờ Trời, tế Dao, Vua từ chối. Chúa nước Trịnh tức giận nói: “Việc thờ
Trời, tế Dao là nghi lễ tổ tiên ta bày ra, sao Tần được phép thờ, Chu được,
còn ta thì không?” Nói rồi bèn cứ thờ Trời và tế Dao.
Đừng quên rằng nhau rún của dân Bộc Việt là sông Bộc mà sông Bộc là
trung tâm của nước Trịnh (trên Bộc trong dâu). Chúa nước Trịnh là người
Tàu, nhưng ông tổ ban đầu đã mượn tôn giáo đó của Bộc Việt, nên ông ta
cứ xem như tôn giáo đó là phát minh của tổ tiên ông ta, nên mới có luận cứ
ấy.
Nhưng tôn giáo thờ Trời lại không hề bị cấm ở Việt Nam. Vua chúa ta,
mỗi mỗi theo Tàu, nhưng lại nhắm mắt cho dân thờ Trời. Trước năm 1945 ở
thôn quê ta, trong 100 nhà, có ít lắm là 80 nhà có bàn thờ ông Thiên.
Vì đó là tôn giáo gốc của dân chúng, nên mặc dầu bắt chước Tàu, các
ông vua ta vẫn không dám cấm, khác hơn ở Trung Hoa mà sự cấm đoán rất
dễ bởi đó là tôn giáo ngoại quốc, tôn giáo của dân Bách Bộc, mà vua Tàu ở
nước Trịnh đã bắt chước theo trước tiên hết.
Hễ cái gì là gốc tổ thì không ai cấm được, còn cái gì ngoại lai thì rất dễ
cấm đoán.
(Trong Da Kao, có đền thờ Ngọc Hoàng của một tư nhơn Trung Hoa,
nhưng cứ theo nghiên cứu của cụ Vương Hồng Sển thì đền thờ đó là của
một vong thần nhà Minh lập ra với ý chí quật cường y như Tần và Trịnh,
chớ không phải là của dân thường).