NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 959

Các trào đại Trung Hoa, Nhựt Bổn và Việt Nam đã nhiều lần tàn phá Phật

giáo, nhưng không bao giờ tàn phá những tôn giáo cơ sở của họ, có vẻ
quàng xiên hơn nhiều, chỉ vì Phật giáo là tôn giáo ngoại lai, các trào đại ấy
hy vọng tàn phá được, còn những tôn giáo quàng xiên kém cao thâm hơn
nhưng toàn dân đều tin tưởng nhiều hay ít, nên họ không dám động tới.

Sự kiện cho phép dân chúng tự do thờ trời của các trào đại Việt Nam nói

lên quá rõ ràng rằng đó là tôn giáo chánh của chủng Việt mà chủng Hoa bắt
chước.

Ở một nơi khác chúng tôi cũng lại đã cho thấy rằng tôn giáo thờ cúng tổ

tiên cũng là tôn giáo chánh của chủng Việt mà Hoa chủng đã bắt chước.
Những điều chúng tôi nói đều được chứng minh bằng sự kiện cụ thể, chớ
không phải là ức thuyết nhờ một sự thoáng thấy, nhờ linh cảm hay cảm giác
nào.

Xem thế, ta thấy giữa hai nhóm Bộc Việt ở bình nguyên Vân Mộng và

Lạc Việt, ở lưu vực Nhị Hà có nhiều mối tương đồng lớn mà không phải
nhóm Việt nào khác cũng có.

1. Việt nước Sở họ Mị, Việt Âu Lạc cũng họ Mị (Tư Mã Thiên)
2. Việt nước Sở có trống đồng, Việt Đông Sơn có trống đồng (Lăng

Thuần Thanh và các nhà khảo cổ Âu Mỹ)

3. Việt Đông Nam Sở Điêu Đề (Tống Ngọc), Việt lạc hậu ở Đông

Dương Điêu Đề (B.N.L. ở chương sau). Dân Lạc Việt Điêu Đề (Tư
Mã Thiên)

Nhưng dùng chứng tích của Tống Ngọc về tục Điêu Đề, sẽ còn phù hợp

với khoa khảo cổ hay không về mặt thời điểm? Đó là điều ta nên kiểm soát.
Ở xứ ta phương tiện định tuổi bằng các-bon 14 không được dùng, vì trước
1945 chưa có các-bon 14, nhưng nếu có phương tiện ấy cũng có thể sai đến
300 năm, thế nên các nhà bác học Âu Châu định tuổi cho cổ vật đồng rất
khác nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.