NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU - Trang 258

“Ít hơn” mang lại lợi nhuận nhiều hơn, nhưng “ít hơn” lại rất

khó để thuyết phục các nhà quản lý trong phòng họp vì ở đó họ chỉ
tập trung vào những gì “nhiều hơn”. Nhiều sự kiện sáp nhập hơn,
nhiều công ty được mua hơn, nhiều kênh phân phối hơn, nhiều
dây chuyền sản xuất hơn, nhiều hoạt động kinh doanh tận dụng
vốn tốt hơn.

Rất khó để nhìn ra ảnh hưởng có hại của việc phát triển không

theo hệ thống, đặc biệt khi chúng đã diễn ra hàng thế kỷ.

Sự thật đáng buồn ở Sony

Lấy Công ty Sony làm ví dụ. Nếu thực hiện một cuộc điều tra,

bạn sẽ thấy rằng Sony là nhãn hiệu hàng điện tử được ưa chuộng
nhất trên thế giới. Bất cứ nhãn hiệu nào khác cũng sẽ trở thành
nhãn hiệu thứ hai.

Đối với những người sở hữu các sản phẩm của Sony, chúng thật

tuyệt vời. Thế còn những người sở hữu cổ phiếu của Sony? Công ty
này làm ăn có lãi không? Sự thật đáng buồn là không. Lợi nhuận
ròng sau thuế của Sony rất ít.

Trong 10 năm qua, Sony có tổng doanh thu 519,2 tỷ đô la nhưng

lợi nhuận ròng sau thuế chỉ 4 tỷ đô la chiếm 0,8% doanh thu. Với
số tiền này, thật khó để trả nợ ngân hàng, đó là chưa tính đến việc
phải trả cổ tức cho các nhà đầu tư.

Tất nhiên, đây là Nhật Bản, vậy ai phải trả hết nợ ngân hàng

đây? Không phải đợi đến lúc Ngân hàng nhà nước Nhật Bản giảm
mức lãi suất ngắn hạn tiêu chuẩn xuống 0.

Giống như hầu hết các công ty khác ở Nhật Bản, Sony luôn chú

trọng mở rộng dây chuyền sản xuất. Nhãn hiệu Sony có trên máy
thu hình, đầu máy video, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính cá nhân,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.