NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU - Trang 262

Cao điểm của kế hoạch thống trị ngành máy tính của IBM là

ngày 17 tháng 3 năm 1987 khi công ty này thông báo về “kiến trúc

ng dụng hệ thống” (SAA), một tập hợp các giao diện phần mềm,

các quy ước và các giao thức cho phép các phần mềm viết cho một
trong 3 nhóm máy tính IBM (máy tính lớn - mainframe, máy tính
tầm trung và máy tính cá nhân) có thể hoạt động không chỉ trên
nhóm đó mà còn trên hai nhóm còn lại.

Đây là một kế hoạch lớn vì nó tạo nên một “lớp kem” phần

mềm trên cái bánh “máy tính tích hợp” lớn. Với chi phí ước tính là
10 tỷ đô la, SAA là dự án mà chỉ những công ty khổng lồ như IBM
thực hiện được.

Một trong các yếu tố quan trọng của SAA là quan niệm về

“tầm nhìn tổng quát”. Cả 3 loại sản phẩm (với rất nhiều điểm dị
biệt) sẽ có chung một giao diện người dùng. Cũng giống như việc tạo
ra một giao diện người dùng (bảng điều khiển) chung cho máy bay, ô
tô và tàu thuỷ dựa trên lý lẽ rằng chúng chỉ là “các dạng khác nhau
của phương tiện giao thông”.

Đầu những năm 1990, IBM nợ nần chồng chất, còn SAA

chẳng đi đến đâu. (Các kế hoạch lớn không bao giờ chết, chúng chỉ
biến mất dần.) Tổng giám đốc điều hành John Akers bị sa thải
và Lou Gerstner được thuê từ RJR Nabisco về thay thế.

Khi được hỏi: “Tầm nhìn của ông cho IBM sẽ như thế nào?” câu

trả lời nổi tiếng của ông ta là “Cái IBM cần làm nhất bây giờ là có
một tầm nhìn”. Chúng tôi cho rằng ông ta đúng. Một trong những
thứ dẫn IBM vào khó khăn chính là một tầm nhìn quá bao quát
mang tên SAA.

Và lịch sử thường lặp lại. Những nỗ lực của IBM với SAA vào

những năm 1980-1990 giống hoàn toàn với chiến lược mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.