NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU - Trang 288

thật là mọi người thích dùng máy ảnh kỹ thuật số của hãng Sony hơn
Kodak bởi vì trong tâm trí họ, Sony có nghĩa là “hàng điện tử”, còn
Kodak có nghĩa là “máy ảnh dùng phim truyền thống”.

Lẽ ra Kodak nên chọn giải pháp thứ hai - khôi phục lại công ty.

Điều mà Kodak nên làm là tiến vào lĩnh vực kinh doanh máy ảnh
kỹ thuật số với một nhãn hiệu mới. Như thế hãng này sẽ có hai
thuận lợi.

Thứ nhất, sở hữu một nhãn hiệu thứ hai dùng trong ngành

nhiếp ảnh kỹ thuật số cho phép Kodak vẫn giữ được nhãn hiệu đại
diện cho kỹ thuật nhiếp ảnh dùng phim truyền thống. Ngành
nhiếp ảnh dùng phim truyền thống có thể là một lĩnh vực nghệ
thuật đang đi vào ngõ cụt, nhưng phải mất rất nhiều năm nữa thì
người tiêu dùng mới chịu ném đi những chiếc máy ảnh dùng phim
truyền thống mà họ đang có. Trong khoảng thời gian đó, Hãng
Kodak sẽ có thể thu được hàng triệu đô la từ việc bán phim và giấy in

nh dưới cái tên Kodak.

Thuận lợi thứ hai là hãng sẽ có một nhãn hiệu mới chỉ dành riêng

cho máy ảnh kỹ thuật số. Khi một chủng loại hàng tách ra (cũng như
thuật chụp ảnh số cũng xuất phát từ thuật chụp ảnh dùng phim),
đây chính là thời cơ thích hợp để tạo ra một nhãn hiệu hoàn toàn mới.

Nếu một công ty có khả năng kết hợp đầy đủ các nguồn lực,

cộng với một tên nhãn hiệu độc đáo thì chắc chắn công ty đó sẽ gặt
hái được thành công.

Nhãn hiệu mới thường đánh bại nhãn hiệu cũ

Nếu một chủng loại hàng chiếm một vị thế quan trọng, kẻ

chiến thắng cuối cùng sẽ là một nhãn hiệu hoàn toàn mới được đặt
vào chủng loại hàng đó, chứ không phải là một nhãn hiệu cũ được
gắn cho một chủng loại hàng hoàn toàn mới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.