NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU - Trang 294

“Thất bại an toàn” là một triết lý đúng khi một chủng loại hàng

ít được ưa chuộng trên thị trường. Thế nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu
chủng loại hàng mới được người tiêu dùng ưa chuộng và tạo ra một
thành công rực rỡ, như điện thoại di động, máy tính cá nhân, bia
nồng độ thấp và nước coca dành cho người ăn kiêng?

“Thành công an toàn” là một triết lý hay hơn. Giả sử chủng loại

hàng mới rất thành công. Lúc này, ta nên dùng một tên nhãn hiệu
hoàn toàn mới chứ không phải tên nhãn hiệu mở rộng. Sau đó, nếu
chủng loại hàng đó càng được ưa chuộng thì chắc chắn rằng bạn
đã chọn đúng đường.

Cơ hội nằm ở đâu?

Cơ hội không nằm trong các nhãn hiệu, nó nằm ngay trong các

chủng loại hàng. Đã có hơn 2,5 triệu nhãn hiệu được đăng ký tại
Phòng Nhãn hiệu và Sáng chế Mỹ. Đa số các nhãn hiệu này có rất
ít hoặc không có giá trị gì cả. Tuy nhiên, một số nhãn hiệu có giá trị
hàng tỷ đô la. Những yếu tố nào mang lại giá trị cho một nhãn
hiệu?

• Starbucks là một nhãn hiệu trị giá hàng tỷ đô la vì nó đại diện

cho chủng loại hàng có tên “quán cà phê thượng hạng”.

• Rolex là một nhãn hiệu trị giá hàng tỉ đô là vì nó là đại diện của

chủng loại hàng “đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp”.

• Red Bull là một nhãn hiệu giá trị hàng tỷ đô la vì nó tượng trưng

cho loại “nước uống tăng lực”.

• Tide cũng là một nhãn hiệu trị giá hàng tỷ đô la bởi vì nó đại diện

cho “bột giặt”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.