NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU - Trang 342

nghĩ là không. Trong các nhãn hiệu cũng có những trường hợp trớ
trêu như vậy.

Việc nỗ lực tăng mức độ hài lòng của khách hàng là hoàn toàn có

lý. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn. Mọi
nhãn hiệu đều phải phát triển thông qua sự thay đổi và cải tiến
thường xuyên.

Phát triển bứt phá đôi khi không đủ

Hai khái niệm đầu tiên về quá trình phát triển của Charles

Darwin là tiến hóa và phân tách. Tuy nhiên, chỉ có khái niệm đầu
tiên luôn được chú ý đến, khái niệm thứ hai lại thường bị lãng quên.
Một nhãn hiệu không thể phát triển bứt phá khi nó mới được tạo ra.

Phân tách trước, sau đó tiến hóa là trật tự đúng với quy luật tự

nhiên. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu cũng vậy. Trước hết, các
công ty phải chú ý đến việc tạo ra nhãn hiệu. Nếu bạn đã làm tốt
công đoạn tạo ra nhãn hiệu, bạn có thể xây dựng cho nhãn hiệu của
mình một vị trí mà không ai vượt qua được.

Trong tương lai gần, liệu sẽ có hãng nào qua mặt Dell, Red Bull,

StarBucks hay Wall Street Journal? Quá trình phân tách đã tạo ra các
nhãn hiệu này và quá trình phát triển bứt phá sẽ đưa các nhãn hiệu
này lên vị trí hàng đầu.

Các nhãn hiệu tồn tại rồi cũng sẽ mất đi. Nhãn hiệu sẽ bị quên

lãng không phải do những nhãn hiệu đó không làm khách hàng hài
lòng mà do chủng loại hàng của nhãn hiệu đó không còn tồn tại trên
thị trường nữa. Wang (bộ xử lý từ) và Palaroid (ảnh chụp lấy ngay) là
hai ví dụ điển hình cho trường hợp này.

Về lâu dài, một công ty sẽ mất vị trí của mình trừ phi nó thay

thế những nhãn hiệu đang dần bị mất đi của mình bằng những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.