-Sầm Nghi Đống là kẻ khí khái chứ không có tài thao lược!
Nguyễn Du:
-Nhưng dù sao, ông ta dám chết mà không bỏ chạy, không qui
hàng thì cũng giữ được danh dự cho mình.
Xuân Hương:
-Nhưng nhìn cái cảnh ngôi đền chênh vênh thế này em lại thấy
cái chất nam nhi ở người này yếu ớt quá.
Nguyễn Du:
-Ta chưa thật rõ ý nàng. Hay nàng thử làm một bài thơ nói về
chuyện này đi!
Thế là chỉ ít phút, Xuân Hương đọc cho Nguyễn Du nghe một bài
khẩu chiếm
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
Quả là một bài thơ hết sức ngang tàng! Xuân Hương nhìn viên
thái thú nổi tiếng vũ dũng của nhà Mãn Thanh chỉ bằng nửa con
mắt. Đã thế cái vị trí của viên thái thú sau khi chết lại cũng chông
chênh như thế đứng cửa ngôi đền! Câu thơ đầu tiên là lời nói
trống không, câu thơ thứ ba chủ thể mới xuất hiện mà lại xưng là
“đây” tức là ngầm đối với “kia”, “đấy”, “nọ”. Thế là từ một nhân