Đúng là được lời như cởi tấm lòng. Nguyễn Du không ngờ mình
lại may mắn đến thế! Nét mặt của anh rạng rỡ hẳn lên.
Hai ngày đầu lễ hội, cứ ban ngày Nguyễn Du một mình đi thăm
thú, tìm hiểu khắp nơi. Thỉnh thoảng anh cũng gặp một vài người
quen sơ, có chào hỏi nhau đôi ba câu thân thiện rồi đường ai nấy
đi. Nguyễn Du cũng không hề thấy buồn vì thực sự lễ hội vô cùng
hấp dẫn.
Hôm mở lễ với tục rước nước lấy ở sông Hồng về đền. Đi đầu
đám rước là một con rồng vàng lộng lẫy uy nghi uốn lượn theo nhịp
trống phách rộn rã. Tiếp theo là hai hàng các bà, các chị mặc xiêm
y đủ màu sắc. Có một chiếc kiệu hoa đi đầu kéo theo một đoàn
người cũng là các chị, các cô. Trong kiệu có đặt một chiếc gậy, bên
trên có nón úp như nhắc nhở đến chi tiết lâu đài của Chử Đạo Tổ
trong đầm một đêm (Nhất Dạ Trạch). Chiếc kiệu thứ hai gọi là
kiệu Thánh cùng với hai hàng chấp kích, bát bảo xà mâu do trai gái
trong làng rước. Kiệu tiến đến bờ sông cùng cả đám rước linh đình.
Bên kia sông là bãi cát trắng, tương truyền là nơi Tiên Dung và Chử
Đồng Tử lần đầu tiên gặp nhau. Ở hai bên bờ sông là hai con
rồng đang quẫy lượn do các thành viên của đội múa rồng nhiệt tình
biểu diễn. Dưới sông, hàng chục chiếc thuyền trang trí đủ màu sắc
đang lướt nhanh trên mặt nước, đua nhau ra giữa dòng tìm múc
những gàu nước thật trong về tắm cho nàng Tiên Dung. Nước được
đựng vào những chiếc chóe đẹp có nắp đậy. Đoàn thuyền trở về
trong tiếng mái chèo lướt sóng và tiếng trống, tiếng pháo rộn
ràng.
Hai con rồng dẫn đầu đám rước trở về đền, chúng cùng hụp,
lượn rồi hòa quyện vào nhau. Dân làng múc nước trong chóe ra,
thấm vào những mảnh lụa mới. Đó là “nước hương, nước hoa” để lau
sạch các bài vị và giá hương trong đền. Khuôn mặt của tất cả dân