-Nhưng đồng thời với việc quân, xin anh phái cho vài người sang
Sơn Tây và về Kinh Bắc xem tình hình của anh Khản, anh Điều,
anh Nễ ra sao. Lâu nay, em cứ thấy thấp thỏm.
Nguyễn Du đề xuất với Nguyễn Đăng Tiến.
Đăng Tiến nói:
-Anh đã định liệu rồi! Các chú cứ yên tâm.
***
Nguyễn Huệ có công lớn giúp Vua Lê nhất thống thiên hạ,
nhưng Vua Lê lúc bấy giờ thực sự không có khả năng nắm quyền
trị quốc. Nhà Vua đã 70 tuổi, ở ngôi đến 47 năm, suốt thời gian
ấy ngài chỉ thụ động trên ngai, mặc cho hết Trịnh Sâm đến Trịnh
Khải và các quan điều hành chính sự. Nhiều lúc ngài bị ép buộc
việc nọ việc kia nhưng cũng đành ngậm miệng tuân theo hoặc quay
mặt làm ngơ. Mấy hôm nay bệnh nhà Vua trở nên quá nguy kịch nên
cho mời Nguyễn Huệ để bàn bạc việc truyền ngôi, nhưng Nguyễn
Huệ giữ ý không vào. Tuy nhiên sau khi Vua mất, Nguyễn Huệ đã dò
ý công chúa Ngọc Hân. Ngọc Hân tỏ ý khen Sùng nhượng công Duy
Cận. Ông này trước đây đã được lập làm Hoàng thái tử nhưng rồi lại
bị truất do các thế lực trong triều tranh giành nhau. Nguyễn Huệ
theo ý Ngọc Hân muốn bàn luận lại về việc lập người nối ngôi thì
nghe được những lời trách móc của các tôn thất là công chúa làm hại
xã tắc. Nguyễn Huệ đành theo ý các quan tôn phò Duy Khiêm, lúc
bấy giờ là hoàng thái tôn lên ngôi, đổi tên là Duy Kỳ, đặt niên hiệu là
Chiêu Thống.
Có Vua mới nhưng nước vẫn không yên! Sau khi an táng Vua Hiển
Tông, Nguyễn Huệ đã kéo quân về Nam vì tướng sĩ Tây Sơn đóng lâu
ở
Bắc đều muốn trở về. Triều đình lại rơi vào sự khống chế
của Nguyễn Hữu Chỉnh - một nhân vật Bắc Hà nổi tiếng quyền