với nhà Minh. Họ kiên quyết lui vào nơi thâm sơn cùng cốc để
không đồng hóa với người Mãn. Chủ nhà tiếp đãi Nguyễn Du khá
ân cần nhưng lại rất kiệm lời. Nguyễn Du hiểu, có thể họ vẫn ý thức
rằng không nên gây điều tiếng với nhà cầm quyền, để cho họ
khỏi đụng đến mình, vì dù đã lui sâu vào chốn thâm sơn, họ vẫn
không phải là đối thủ của đương triều đang thắng thế. Nguyễn
Du cũng thấy được cái nét cứng cỏi, cố chấp của họ khi ông chủ
nhà lặng lẽ chỉ lên bức hoành cơ có ba chữ lớn treo ở giữa nhà “Phục
kỳ thủy” (Trở về nguồn). Bất chợt, Nguyễn Du liên hệ đến hiện
trạng của đất nước mình. Liệu triều Lê có thể trung hưng thêm một
lần nữa? Liệu bao giờ trời đất an ngôi cũ đây? Tự trong thâm tâm,
anh cảm phục những con người lạc lõng ở xóm nhỏ này. Anh không
thể không viết về họ. Một bài thơ mới hiện lên rõ dần:
Non sâu lớp lớp dứt phong trần
Rậm rạp cửa sài mây cách ngăn
Áo mũ người già còn kiểu Hán
Lịch năm trong túi chẳng theo Tần
Chăn trâu, sừng trẻ khua chiều vắng
Múc nước đòng em thả giếng xuân
Sao được ra ngoài vòng thế tục
Thông già nằm gốc hứng muôn phần.
Phạm Tú Châu dịch
Nguyên văn: Sơn thôn
Vạn sơn thâm xứ tuyệt phong trần,