NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 1061

Hoa trôi man mác biết là về đâu...

Thêm một lần nữa tôi được thấy cái đẹp. Cái đẹp với bao nhiêu vẻ mà

tôi cũng không thể phân tích sâu cũng như so sánh kỹ với những thứ khác.

Tôi không chỉ được hưởng cái đẹp mà mắt tôi có thể nhìn thấy, mà còn

cả những cái đẹp tôi tưởng tượng ra và suy nghĩ thêm. Cái đẹp của cảnh vật
hình như là phụ. Chính là cái đẹp của sâu xa, của vời vợi, của tuyệt vời
trong nỗi nhớ, lòng thương và tình yêu - cái đẹp của Người:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Và chạnh nghĩ:

Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Khiến người nghe hình như trẻ lại thì sự tiếp nhận lại càng linh diệu.

Tới đây tôi xin phép trở lại thêm với một bài tập đọc lớp sơ đẳng của

tôi: Thác Khôn.

Hoàn toàn tôi không còn nhớ được một đoạn hay một câu trong bài

này, cũng như không biết của ai soạn, ai trích. Hình vẽ cũng bình thường
chứ không có núi cao chất ngất, rừng phủ âm u và suối khe cheo leo hiểm
trở như của những tranh thủy mạc Trung Quốc hay tranh Tây, in ở các báo
ảnh màu. Lời văn cũng thế, không có sự chau chuốt, nhịp nhàng, hoa mỹ
như một số bài văn tả cảnh thời bấy giờ. Nhưng lạ thay, tôi vẫn cứ phải
bâng khuâng, tâm trí cứ bị hút đi với những chữ, những cảnh của Nó. Thác
Khôn của sông Mê Kông. Sông Mê Kông chảy qua Lào, Cao Miên rồi đổ
ra biển với chín cửa, chín con sông, gọi là Cửu Long Giang của đất Nam
Kỳ, cách tỉnh Nam Định của tôi gần hai ngàn cây số. Thác Khôn nổi tiếng
của sông Mê Kông, không phải không xa xôi, không lạ lùng đối với tôi!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.