Điếc như thế ai không muốn điếc
Nỗi điếc anh ai học được ru mà! (31)
-----
(30) Tọa trung đàm tiếu, nhân như mộc
Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu.
(31) Mấy câu thơ này tôi cũng ghi theo sự nhớ tự ngày xưa (N.H.)
Vậy mà:
Hỏi anh anh cứ ậm à!
Mô Phật! Mô Phật! Gần đây tôi giới thiệu bài thơ này cho một anh bạn
thân Nam Bộ làm nghề nặn tượng chứ không làm nghề văn, thì anh liền
chắp hai tay mà vái và đòi tôi đọc lại cho anh chép ngay! Vừa chép anh vừa
ngâm nga, lắc đầu tấm tắc và càng ngạc nhiên. Vợ anh, mấy người bạn
cùng miền Nam cứ khen hoài khen hoài, cũng đòi anh đọc lại.
... Bài thơ đó tôi học ngày gần tết, và một bạn cùng lớp đã giơ tay xin
ngâm theo điệu hát ả đào khi thầy giáo hỏi đi hỏi lại cả lớp xem ai biết
ngâm với điệu này để làm hoạt động thêm giờ giải trí của chiều thứ bảy
cuối năm.
Có nên nói như thế này không: cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn
Khuyến là một trong những người đã dạy tôi biết cười và đặc biệt biết mỉm
cười! Cũng như cụ đã dạy tôi biết tả người rất cường điệu mà vẫn thấy rất
thật. Tôi nói rất thật vì trong phần ghi chú về bài thơ này của nhà thơ trào
lộng giả mù, bỏ quan, bỏ chức, bỏ dinh, bỏ phủ, bỏ lương, bỏ bổng, bỏ
lộc... về quê nhà vùng chiêm khê mùa thối, túng thiếu cùng cực, để không
làm việc với giặc, với quỷ ngoại bang kia, có chi tiết sau đây: