Pát-scan, Rút-xô, An-phông-xơ Đô-đê và của cả mấy Tây đoan, quan
hai khố xanh kiêm viết về thuộc địa thời đó; một tai tôi nghe gió, nghe đàn,
nghe mây, nghe chim, nghe rừng, nghe thác, nghe sóng, nghe thơ của Việt
Nam, với những tên tuổi đối với tôi sao mà đẹp, mà quý, mà trọng và
thiêng liêng:
Với cây đàn ngàn phím tôi ca
Cái đẹp u trầm đằm thắm hay ngây thơ
Cũng như cái đẹp cao siêu và hùng tráng
Của non nước, thi văn, tư tưởng...
(Thế Lữ)
Rồi một thế giới - không! Những thế giới khác, mở ra ở ngoài kia.
Phải! Ở ngoài ba khung cửa sổ và cửa ra vào phía tay trái tôi mà khoảng
sân và vòm trời lúc nắng cũng như khi mưa, cứ trong giờ học im ắng thì lại
có một sức quyễn rũ rất lạ.
Thấm thoắt sắp hết chín năm sáu lớp học, thì tám năm năm lớp tôi học
trường đây, chơi ở sân đây. Nhiều buổi, các thằng bạn đã nằm, ngồi quây
kín lấy tôi ở dưới những gốc cây sấu, cây cơm nguội để nghe tôi kể những
chuyện năm xưa về nhà trường và mấy thời kỳ đặc biệt từ những ngày xa
lắc như ngày đầu kỷ nguyên theo tuổi chúa Giê-su ấy. Trường lớp, sân chơi,
nhà loong toong, cổng và đường đi lối lại quanh trường, với các thứ kỷ
niệm, các thứ chuyện, nếu không phóng đại thì cũng một tấc đến giời,
hoang đường, kỳ ảo hơn cổ tích!
Cảnh vật làm đầu đề các chuyện, các kỷ niệm vẫn là cái sân cùng mấy
cây to còn lại, mấy cây to mới lớn và cái cổng trường liền với dãy nhà của
hai người loong toong gác trường và bán quà bánh cho học trò. Không còn
những lớp bét, lớp tư nữa, không còn những lũ bé lóc nhóc nữa, cái sân dần