khi dậy đọc kinh. Từ ngày cha tôi mất, tôi thường nằm giường bà tôi.
Những khi thức giấc, nhìn bóng người hom hem của bà tôi quay lưng lại -
cái lưng khòm khòm, áo mặc mong manh, rách vá - và nghe những tiếng
lào thào thỉnh thoảng xen tiếng ho, tiếng nghẹn, tôi lại thấy một sự buồn
lạnh ghê gớm thúc mạnh thêm vào lòng. Nhất là những buổi bà tôi phải pha
lại ấm bã chè hôm qua để uống mà khi đọc kinh ban nãy thì đã ho rũ, giờ
uống nước lại càng sặc...
Thời kỳ gia đình đang mở hàng cơm, chưa bán nhà, là thời kỳ tôi được
đọc nhiều truyện nhất.
Thường vào những trưa hè vắng khách hay những tối mùa đông giá
lạnh, những ngày nóng nực quá, bà tôi không ngồi ngoài hàng, thì lại vào
hẳn cái chỗ quen thuộc, lối cửa thông với nhà trong và lên gác, trải chiếu
hay bao sạch xuống đất nằm, vừa tuốt trứng, nghe truyện. Nếu có em gái
tôi nhổ tóc sâu thì nó cũng được trả công bằng một xu ngô luộc hay chè đỗ
đen. Đáng lẽ chúng tôi được mua quà lấy thì thích quá! Ổi ương này, mận
Lạng Sơn này, sấu chín này, dứa này... toàn là những thứ có thể chấm muốt
ớt ăn. Khuya rét tôi chỉ thích ủ chân vào chăn bông của bà tôi mà đọc
truyện. Đầu đường phố tôi có một hàng phở xe chuyên bán ban đêm và một
hàng sựt tắc cứ vào khoảng mười giờ thì tiếng hai thanh tre khô gõ rập rập
vào nhau vang lảnh dần dần đến cửa nhà. Hàng này ngon một thì tôi xuýt
xoa nhắc nhỏm với bà tôi ngon hai, và oằn oại cứ như mấy ngày không
được hột cơm vào bụng. Thế là bà tôi lại "cha bố mày" hay "cha bố chúng
mày" và lần lần như bẹo như nặn ở cái túi vải ra, cho tôi và em gái tôi bốn
xu để mua mỗi đứa một bát phở hai xu. Thế nào bà tôi cũng mặc cả: "Ngày
mai là không được xin xỏ gì nữa, và đây không phải lệ của mỗi tối, hay cái
nợ phải trả lãi mãi đâu!".
Bà tôi cũng là một tủ chuyện, một tủ chuyện cũng nhiều cái lạ không
kém gì trong những Phong thần, Tây du, Kim cổ kỳ quan, Chinh Đông,
Chinh Tây hay Vạn huê lâu, Tống Địch Thanh, v.v... Tôi cũng nghe đi nghe