mại vung tà áo nâu ra trước gió. Giờ đây, Bính chỉ ước mong được sống
trong một gia đình lương thiện:
"Một tia hy vọng bỗng thoáng chiếu vào tâm trí Bính như làn chớp vụt
xé vùng trời mờ tối. Bằng sự lần hồi buôn bán, tần tảo ở các chợ xa, rồi đây
Bính sẽ nuôi được đứa con sắp đẻ; sẽ nuôi Năm để Năm khỏi làm điều gian
ác, dần dà Bính trở về quê chuộc đứa con đầu lòng đày ải kia và giúp đỡ
cha mẹ gây dựng cho hai em" (Bỉ vỏ).
Trong tầng lớp lưu manh, cặn bã của xã hội, Nguyên Hồng đã khám
phá, đã nâng niu từng tia sáng nhân đạo, phần lương tâm còn lại dưới đáy
sâu tâm hồn vụt lóe lên.
Tác phẩm của Nguyên Hồng cho ta thấy quá trình bần cùng hóa, lưu
manh hóa của những người dân nghèo thành thị, nhưng cái hướng chính,
hướng lương thiện của họ, theo ông, vẫn là niềm khao khát vươn tới ánh
sáng, những mong muốn có một sự thay đổi, một sự chuyển biến mạnh mẽ
nhằm tạo ra một cuộc sống công bằng hơn, đẹp đẽ hơn. Vấn đề chính trong
tác phẩm của Nguyên Hồng trước cách mạng là: những con người quằn
quại trong sự đau khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn muốn "ngoi lên ánh
sáng như những mầm cây xanh" (Ngọn lửa).
Những người dân nghèo trong tác phẩm của Nguyên Hồng hơi giống
chàng trai trong truyện Lấy vợ cóc. Hình thức bên ngoài xù xì, lem luốc
nhưng tâm hồn bên trong rất cao đẹp, rất đáng quý. Đó là tình thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau giữa những người cùng khổ (Hơi thở tàn); tình nghĩa
chung thủy và lòng hy sinh cho hạnh phúc của người khác (Đây, bóng tối;
Trong cảnh khốn cùng); lòng tự trọng, dù đói khổ vẫn không chấp nhận lối
sống trụy lạc, bán rẻ nhân phẩm để chạy theo đồng tiền và danh vọng (Cô
gái quê, Nhà bố Nấu...). Nhưng dù sao, nhiều nhân vật nghèo của Nguyên
Hồng vẫn còn giữ một thái độ cam phận, nhẫn nhục, chịu đựng trước cảnh
ngộ. Đôi lúc ta lại có cảm tưởng dường như ngòi bút nhà văn chìm sâu một