NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 22

cách triền miên trong sự khổ đau, say sưa trong một thứ chủ nghĩa cùng
khổ.

Nhược điểm này từ 1938 trở đi, dần dần được khắc phục. Do những

ảnh hưởng khá quyết định của phong trào Mặt trận Dân chủ, nhà văn
Nguyên Hồng đã bắt đầu có ý thức nâng cao sự giác ngộ giai cấp, giúp
những người dân nghèo tìm ra nguyên nhân của sự đói khổ, từ đó dần dần
gợi cho họ tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống mọi sự mê muội
về mặt tinh thần của một thứ thuốc phiện tôn giáo (Nhà bố Nấu, Những
mầm sống).

Cùng đứng trong chủ nghĩa hiện thực phê phán nhưng Ngô Tất Tố,

Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng... mỗi
người có một phong cách riêng, phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng
cũng mang những màu sắc thẩm mỹ độc đáo.

Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm Nguyên Hồng dường như chủ yếu

chưa phải xuất phát từ một thái độ phẫn nộ, muốn lên án bọn địa chủ, tư
sản, quan lại, muốn vạch mặt trái những chính sách mỵ dân giả dối, lừa bịp
và tố cáo những thủ đoạn đàn áp vô nhân đạo của bè lũ thống trị, muốn giải
phẫu cái ung nhọt đang tấy lên trầm trọng của một con bệnh nguy kịch là
cái xã hội thực dân, phong kiến đương thời.

Nguyên Hồng không phải lúc nào cũng có được cái tỉnh táo sắc sảo

như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng khi đập phá xã hội
cũ, khi vạch mặt chỉ trán từng tên tai to mặt lớn trong tầng lớp thượng lưu
lúc bấy giờ. Nhưng với một nhà văn hiện thực lớn, không phải chỉ cần một
trí tuệ sắc sảo mà còn phải có một trái tim lớn, một lòng yêu thương vô hạn
đối với con người. Đó là mặt mạnh của Nguyên Hồng và Ngô Tất Tố so với
một số nhà văn khác cùng thời.

Nguyên Hồng không trực tiếp miêu tả những mâu thuẫn giai cấp đối

kháng của xã hội. Bọn thống trị bóc lột tàn ác cũng chưa được xây dựng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.