NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 254

trong một tháng, sau vài cơn sốt kịch liệt, bà vui vẻ và sẵn sàng nhận lấy
cái trách nhiệm làm ma chay và thay mặt kẻ chết mà trông nom ông cụ, bà
cụ già yếu.

Người ta còn nhớ mãi đến lúc liệm xác và hạ huyệt hai vợ chồng

người chết, bà mới cất tiếng khóc. Những người đi đưa cũng mủi lòng rớt
nước mắt theo. Rồi khi bà vén chiếc mũ mấn và sụp xuống chân huyệt lạy
thì tất cả đều ôm lấy mặt mà khóc nức nở.

- Cha mẹ ơi! Giờ đây con biết lấy gì mà giả nghĩa công ơn nuôi nấng,

dạy bảo sớm hôm? Hờ cha ơi! Hờ mẹ ơi! Từ giờ trở đi con biết ăn cùng ai,
nói cùng ai! Chua xót cho con, cha ơi! Mẹ ơi!

Tất cả lòng thương xót thấm thía của bà vọng cả lên chan hòa trong

tiếng khóc nghẹn ngào mà bà không còn thể giữ được. Mấy người đàn bà
nói khẽ với nhau:

- Thế mới biết con nào cũng là con, cứ đối đãi tử tế thì thế nào cũng

được lại sự thủy chung nhân nghĩa.

Rồi chạnh tưởng đến chồng con mình đáp lại sự lam lũ vất vả của

mình bằng sự bội bạc, ngạo ngược, họ càng tủi thân, càng tràn trề nước
mắt, khóc, khóc. Người đàn bà Việt Nam cằn cỗi vì cùng khổ, vì con cái
nheo nhóc, vì bị cầm xích bởi những thành kiến, phong tục lễ nghi đè nén
nặng nề, đã để tất cả lòng phẫn uất kêu lên trong tiếng khóc, những lúc họ
không còn thể chịu đựng được, chứ không biết tìm cách tự giải phóng,
thoát khỏi những sự áp chế bằng năng lực dồi dào sẵn có của mình...

Năm ấy bà mới mười bẩy. Người mảnh dẻ, da đen giòn, mắt sáng

miệng cười tươi. Gánh hàng nhún nhẩy trên vai thon thả của bà và những tà
áo nâu mềm mại bay bướm làm bao nhiêu trai tơ say mê. Nhưng bà chỉ cúi
mặt lặng thinh những khi người ta ngỏ ý làm mối bà cho đám này, đám nọ.
Ông cụ, bà cụ đã nhủ nhỉ nhiều lần khuyên bà đừng e ngại đi lấy chồng thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.