NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 30

những bóng người thưa thớt lặng lẽ đi lại và "thỉnh thoảng tiếng rao phở
phào lên rồi mất trong sương khuya". Nhưng trước khi cái phố chợ chìm
vào trong đêm thì ta đã nghe mọi thứ tiếng ồn ào, huyên náo lúc hoàng hôn
đang dần dần xuống: tiếng chuông xe đạp bấm liên thanh của học sinh và
công chức, tiếng guốc khua, tiếng xe bò chuyển ầm ầm vì đường phố gồ
ghề và tiếng va chạm của xẻng, cuốc, ván gỗ trong thùng xe, tiếng mời
chào mặc cả, cãi vã ầm ĩ hai bên đường... và trong cửa hàng cơm là tiếng
chuyện trò cười nói vui vẻ của phu phen, thuyền thợ "quần áo rách rưới và
lấm láp của họ thở ra những mùi khét lẹt của dầu mỡ, cát bụi và bùn lầy mà
họ đã đầm đìa ở những xưởng máy, những kho hàng, những hầm tầu,
những lán gỗ", tiếng đùa nghịch chòng ghẹo nhau của "những chị phu hồ,
phu than ríu rít như bầy chim sẻ".

Cuộc đời tầm thường, đáng thương của những người dân nghèo trong

truyện ngắn của các nhà văn lãng mạn cứ lặng lẽ trôi đi trong sự an phận,
chịu đựng, cái thế giới tĩnh tại ấy gần như không thể thay đổi; còn trong
truyện ngắn Nguyên Hồng những người lao động thuyền thợ, tự tin ở năng
lực của mình, ở sự làm việc cần cù của mình, đã bắt đầu hy vọng một sự
thay đổi, một cuộc đời mới. Vịnh, cô gái bán hàng cơm đêm đã cảm thấy
ngạt thở, tù túng trong cuộc đời cũ, hy vọng "một sự phá bỏ rồi thay đổi
hẳn lại thì mới được thở một bầu không khí trong lành, một nguồn ánh sáng
rực rỡ bên một cuộc đời mới, không đói rét, không đầu tắt mặt tối. Sự lật đổ
và làm mới lại ấy, Vịnh chưa cảm thấy... Nhưng có một cái gì soi chiếu vào
tâm trí nàng, một cái gì gợi dậy tất cả năng lực, tất cả lửa lòng của Vịnh
lên" (Hàng cơm đêm). Từ những truyện ngắn đầy tinh thần nhân đạo chủ
nghĩa đăng trên các báo chí công khai năm 1939, Nguyên Hồng đã muốn
rọi "một tia sáng vào dòng đời tối tăm chảy nặng nề" của những người dân
nghèo thành phố, muốn đánh thức dậy cái tinh thần đấu tranh "tự giải
phóng thoát khỏi những sự áp chế bằng những năng lực dồi dào sẵn có" của
chính họ (Hai mẹ con). Cho nên trong truyện và tiểu thuyết Nguyên Hồng
đã tập trung miêu tả "những tia mắt nảy lửa" của mấy người đàn bà ở đề lao
Nam Định, khi họ bị khám xét và làm nhục, đã khai thác cái ý thức căm thù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.