NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 31

và phản kháng, "dám đối chọi chứ không chịu một bề van xin", của những
người dân nghèo bị cắm nhà cắm đất (Hơi thở tàn), đã chứng minh lẽ tất
yếu phải có "một sự chồm dậy, hất tung và san bằng những cái đè nén và
ràng buộc cái đời đàn bà nhà quê cằn cỗi" (Cô gái quê). Ảnh hưởng của
sách báo macxit và những hậu thuẫn của phong trào đấu tranh thời kỳ Mặt
trận Dân chủ đã giúp cho những tác phẩm của Nguyên Hồng ngày càng mài
sắc thêm tính chiến đấu và thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo cách mạng cao
cả của giai cấp công nhân.

Ngay từ tháng 6 năm 1939, trên tờ báo Mới của Đoàn thanh niên Dân

chủ, Nguyên Hồng đã cất tiếng kêu gọi thống thiết, đấu tranh giành quyền
sống cho các trẻ em, cho các bà mẹ lao động ở Việt Nam và trên toàn thế
giới.

"Phải mau trả lại sữa cho những người mẹ làm lụng đầu tắt mặt tối ở

những xưởng thợ, những nhà máy, những kho hàng, không có thì giờ chăm
ẵm con, không có đủ thức ăn uống để lấy sữa cho con bú, trong khi mồ hôi,
nước mắt và khí lực của mình đã trút ra thành vải vóc, vàng bạc, rượu thịt
cho các ông chủ bụng phệ, các bà chủ béo ú, cùng với bầu đàn thê tử nhà
họ an nhàn ngồi hưởng...

Phải đem sữa lại cho những bà mẹ nhiều con dại ở các nước bị chiến

tranh tàn phá; những người mẹ đang để tang cha chồng, anh em; những
người mẹ phải thay những người đã chết vì chiến tranh kia, làm đủ mọi
việc để có đủ quần áo và lương thực cho tụi quân lính hung hãn đi xâm
chiếm những nước yếu hèn. Phải trả lại sữa cho những cái miệng bé nhỏ há
rộng, lưỡi gần cứng đờ đó, dưới những bầu vú lép.

Những cái miệng khát sữa, chỉ mong sữa trong khi những mụ đàn bà

phú hào và quý tộc tắm bằng sữa cho da thịt mịn màng, trong khi bọn tư
sản đổ hàng ngàn, vạn thùng sữa xuống biển để có thể bán chỗ sữa còn lại
với giá đắt trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng" (Những giọt sữa).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.