NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 38

lúc bấy giờ anh chưa đủ vốn sống để có thể xây dựng nên những hình
tượng sinh động về con người mới, những điển hình chiến sĩ cách mạng.
Ánh sáng của lý tưởng thường được biểu hiện dưới dạng những cảm xúc
trữ tình, những khát vọng lãng mạn cách mạng chưa hòa lẫn vào chủ nghĩa
hiện thực. Tình trạng này còn kéo dài mãi cho đến Lò lửa và Địa ngục.

***

Nguyên Hồng là một hiện tượng khá tiêu biểu cho trào lưu văn học

hiện thực phê phán ở nước ta. Nó xuất hiện sau trào lưu hiện thực phê phán
ở phương Tây một thế kỷ, khi trên văn đàn thế giới đã có chủ nghĩa lãng
mạn, chủ nghĩa tự nhiên và hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong nước, nó xuất
hiện cùng thời với văn chương Tự lực văn đoàn, thơ Tố Hữu và văn học
cách mạng.

Cho nên có thể thấy ở Nguyên Hồng những ảnh hưởng của Hugo, lẫn

Gorki, Romain Rolland, của Tố Hữu lẫn Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Thạch
Lam...

Có dấu vết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Hugo, lối miêu tả nặng

về cảm giác của Thạch Lam, cái "tôi" trữ tình say đắm thiên nhiên, lối
phóng đại và lý tưởng hóa nhân vật, khuynh hướng nghiêng về những yếu
tố rùng rợn kỳ lạ của chủ nghĩa lãng mạn. Nhà sư nữ chùa Âm hồn là một
biểu hiện rõ rệt của những ảnh hưởng lãng mạn chủ nghĩa.

Những ảnh hưởng này cũng chỉ rơi rớt trong một số tác phẩm thời kỳ

đầu của Nguyên Hồng. Cuộc đời lam lũ, cơ cực của bản thân, những ảnh
hưởng của phong trào cách mạng, của sách báo macxit đã nhanh chóng
hướng anh về vùng ánh sáng lành mạnh của chủ nghĩa hiện thực. Nói
chung, so với một số nhà văn khác, con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực
của Nguyên Hồng tương đối bằng phẳng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.