Nhà hơn mười miệng ăn, lo toan mãi, người thím đã không còn thể
gắng gượng hơn được nữa. Giờ bà đi buổi chợ nào hay buổi chợ ấy, và
công việc nhà giao phó cả cho con dâu và cháu. Nhưng người con gái ấy
phải nhận lấy cả. Vì người em dâu kia đẻ xong đã phải đi làm ngay không
có tháng tháng nhà hụt đi bảy tám đồng thì sẽ khổ vì nợ, và cái chân trong
máy chỉ hở một phút là mất! Vả lạ, ở nhà không là một cái tội. Y vốn con
nhà không buôn bán các chợ thì lại chen vào các chỗ làm ăn ngay từ thuở
nhỏ, chân tay giờ không thể nào ngừng cử động được.
Tuy quần quật việc cửa nhà cả ngày mà người con gái ấy vẫn phải
chịu nhiều sự eo óc. Tiếng rằng mấy người lớn kiếm được tiền đấy, nhưng
có đủ đâu? Người chú vẫn nhận việc thêm mà chẳng được mấy đồng vì thợ
thuyền và máy móc tinh xảo mỗi ngày một nhiều, ông chỉ phải cặm cụi
thêm. Vài chục bạc của ông và tiền của vợ, của con dâu, đong gạo, mua
thức ăn, lắm tháng đến ngoài hai mươi đã hết. Bao nhiêu sự chi tiêu khác
thế là phải trông cả vào người con lớn. Thì người này sức làm việc cũng có
hạn và anh không đừng được sự may mặc cho vợ con. Do nào thiếu thốn,
vất vả, công nợ, sự riêng tây, người kêu ca, kẻ nghiến rứt, khiến trong nhà
không mấy ngày không ầm ĩ.
Cái không khí nặng nề càng nén thấp xuống đầu họ nhức nhối.
Người chú đã ít nói lại ít nói thêm. Trái lại, người thím hễ về nhà là
bắt đầu chửi rủa, rêu rao, kể lể ngay từ ngoài cửa. Trước, mỗi người con gái
ấy, giờ lại thêm người con dâu và cả nhà phải nghe cái đĩa máy nói không
ngừng kia mở nguyên một giọng. Cất tay bà nói, cất chân bà nói, nhấc cái
chén bà nói, cầm cái phất trần bà nói, sáng sớm dậy nói trước nhất cho tới
khuya, người đàn bà khô đét như con mắm này không hiểu sao lại có thể sa
sả nói được thế? Nhiều lúc người chú đã hắt tung cả mâm cơm và những đồ
làm đi mà gầm lên:
- Giời ơi! Con vàng nanh đỏ mỏ kia, mày có câm đi không. Mày có
muốn để người ta sống mà làm ăn hay nhà cửa tao phá tan hoang, mỗi đứa,