NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 41

liệu viết Lưới sắt và Lò lửa cũng như những chương về Tô Hiệu trong Sóng
gầm.

Tháng 6-1940, đế quốc Pháp, trước cuộc tấn công hung hãn của bọn

phát xít Hitler đã tuyên bố Paris bỏ ngỏ. Chính phủ Pétain phản động và
phản bội Tổ quốc lên cầm quyền. Nguyên Hồng lại bị bắt và bị giải lên trại
tập trung Bắc Mê, Hà Giang. Hàng ngày, cũng như những người tù chính trị
khác, anh phải đi làm cỏ vê, gánh đá cùng với Xuân Thủy, Đinh Nhu, Trần
Các (5). Xuân Thủy là nhà thơ cộng sản. Đinh Nhu là người sáng tác bài
hát Cùng nhau đi Hồng binh, còn Trần Các là tác giả truyện ngắn Buổi gặp
gỡ đầu tiên mà sau này Nguyên Hồng cho in trong tập Hai dòng sữa.Những
âm mưu thâm độc, những thủ đoạn tàn bạo của thực dân không thể nào
khuất phục được ý chí và niềm tin sắt đá của những nhà văn yêu nước và
cách mạng. Nguyên Hồng viết cả trưa, sau khi đi làm cỏ vê về, cả tối
khuya, trên một cái mặt hòm gỗ bưu kiện với ngọn đèn dầu lạc. Tiểu thuyết
Xóm cháy (phác thảo đầu tiên của Sóng gầm) viết được ba trăm trang thì bị
bọn mật thám lấy mất. Nguyên Hồng ngơ ngẩn không biết là bao nhiêu lâu
rồi anh lại cặm cụi viết những mẩu ngăn ngắn giả làm nhật ký thư. Đó là
những chất liệu quý giúp anh sau này viết thành công Cuộc sống.

-----

(4) Hải Phòng với tác phẩm Cửa biển của tôi và tôi viết Sóng gầm.

Văn nghệ số 12 - 1960, tr.46.

(5) "1937. Tôi học và hát bài Cùng nhau đi Hồng binh ở trên một gác

xép phố đường Cát Dài, ngày đó, đồng chí Vũ Thiện Chân và Bùi Vũ Trụ
đại diện báo Thời thế ở Hải Phòng dạy tôi.1939, tôi hát và đi tuần hành
trong đề lao Hải Phòng với bài Cùng nhau đi Hồng binh rồi lên cả trại giam
Bắc Mê hát nữa và hát bên cạnh Đinh Nhu, cùng nhau khiêng đá gánh
gạch". (Nguyên Hồng. Bài hát và tiếng đàn của Đinh Nhu - Tạp chí Âm
nhạc, số 3; 4-1978).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.