NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 42

Hội nghị Thường vụ Trung ương ngày 25 tháng Hai năm 1943 đã ra

nghị quyết về việc lập tổ chức Văn hóa Cứu quốc ở các đô thị lớn như Hà
Nội, Huế, Sài Gòn. Nguyên Hồng hoạt động trở lại trong tổ chức cách
mạng từ mùa hè năm đó. "Cuộc họp đầu tiên của nhóm chúng tôi gồm có
các đồng chí Vũ Quốc Uy, Tô Hoài, Như Phong và tôi ở trên sân thượng
cái gác bếp nơi nhà trọ đồng chí Vũ Quốc Uy ở đường dốc xuống Ngũ Xã,
một trong những địa điểm liên lạc của Văn hóa Cứu quốc" (6). Một ngày
mùa rét năm 1943, Nguyên Hồng nhận được Đề cương Văn hóa của Đảng.
Những phương châm của Đề cương là kim chỉ nam hành động vô cùng quý
giá cho anh em văn nghệ sĩ trong thời kỳ đen tối đó và cả những năm dài về
sau.

-----

(6) Bước đường viết văn, tr.257. Theo hồi ký Một quãng đường của

Tô Hoài (Tác phẩm mới số 16 năm 1971) thì cuộc họp đầu tiên vào cuối
mùa hè năm 1943.

Mùa đông năm đó, ngoài bãi Nghĩa Dũng sông Hồng, Nguyên Hồng

sửa chữa Hơi thở tàn và viết truyện ngắn Lúc chiều xuống cho báo Thanh
niên số Tết của Huỳnh Tấn Phát ở Sài Gòn. Hơi thở tàn, Miếng bánh, Ngọn
lửa, Buổi chiều xám... đã có những ảnh hưởng rõ rệt của Đề cương Văn
hóa.

Dưới gọng kìm kiểm duyệt của bọn phát xít, những tác phẩm của Nam

Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài... tuy không trực tiếp bóc trần những mâu
thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca ngợi tinh thần đấu tranh của
quần chúng (như một số truyện và tiểu thuyết thời kỳ Mặt trận Dân chủ)
nhưng cũng duy trì được một thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy được
cái không khí oi bức dông bão của một xã hội đang ngột thở, đang chuyển
mình và chờ đợi, hy vọng ở ngày mai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.