nhiêu nặng nề của những gánh ngô, đỗ, thóc, gạo, dây khoai, bèo lợn, gốc
tre, và bao nhiêu điều lo toan về nuôi nấng chồng con, đóng góp cho họ
hàng làng mạc. Và đi như thế đâu phải y muốn đầy đọa thân mình, hay
không hiểu gì. Trên quãng đường, những ôtô choáng lộn phóng qua mặt y,
thường làm y nghĩ ngợi về những tiện lợi sung sướng của cuộc đời.
Nhưng người đàn bà chợ vã, một trong những giữa trưa ấy đã đi với
tôi. Tôi cũng không quên cùng chiếc xe bò ấy còn có ba người nữa, ông cụ
già kéo xe, người đàn ông đội cái mũ sơn đen đi sau cả người đàn bà và tôi,
và đứa bé cõng trên lưng bác.
Đằng trước chúng tôi, chỉ trừ khi xe dừng lại nghỉ thì mới biết có ông
già. Cả người ông bị cái xe chồng chất đồ hàng hóa che khuất hẳn. Cúi rạp
xuống càng xe, ông như một vật không còn là người, hự... hự... hự... tôi chỉ
thấy những tiếng thở tức tối này. Rồi thỉnh thoảng cái giọng khàn khàn của
ông mới cất:
- Dốc! Dốc đấy!
Ông nói để báo hiệu cho chúng tôi cái quãng đường sắp làm chùn cả
bánh xe và chân ông. Không để ông phải gọi đến tiếng thứ ba, người đàn bà
cùng tôi liền nhoài thêm ra đẩy như ông và cũng thở như ông. Trong khi ấy
người đàn ông đội cái mũ rơm và cõng con cũng thất thểu như không còn
đủ sức bước. Bác lẽo đẽo sau chúng tôi hàng hai chặng cột dây thép và
nhiều lúc bác còn thụt xa nữa. Qua những lớp nắng chang chang và cát bụi
nghi ngút, cái bóng bác cũng lom khom lầm lì như bóng ông già.
***
Bọn chúng tôi đã họp nhau lại rất nhanh chóng, ông già kéo xe không
về tỉnh. Người đàn bà tuy nhiều hàng nhưng toàn là chổi, quạt nan, dưa
gang, cà, những thứ không lãi mấy để bác thuê riêng hẳn chuyến xe ngựa.
Còn người đàn ông, bác là thợ rèn đã nghỉ việc đến hai tháng, giờ dọn đồ