Cái Tý con ngồi sát cạnh mẹ đã đủ hiểu và nghĩ ra. Nó bèn kéo cánh
tay mẹ, phụng phịu đẩy một mồm cơm:
- Con cũng không ăn ngô, con cũng không đi chơi, con trông gà với
chị ấy, đến Tết bu bán gà con, bu may cả áo mới cho con cơ.
Thạo bé vội vàng:
- May cả áo mới cho cái Tý. Vậy hôm nào bu xuống phố, bu xin than
rồi con bế em đưa ra tận ngoài phố quạt bán cho các cô ấy đi làm kho và
Máy tơ về.
Tôi đã có cảm giác thấy thật như những cây ngô của Thạo bé đã bẻ
xuống. Nõ ngô, thân ngô đem phơi đun cháy vèo vèo. Những bắp non mà
bị thui Thạo đem luộc, cả nhà xì xụp nhấm nháp với nhau một bữa trưa
nghỉ chợ và nghỉ việc. Còn những bắp to, Thạo cất để dành chờ tối nào
mưa gió mới đem quạt bán ở đầu ngõ ngoài phố. Cảnh những người đi tầm
đêm, xe cộ và dáng người nhòa cùng bóng tối. Cái bếp than của Thạo bé sẽ
nhóm lên. Ánh than hồng trong chiếc nồi vỡ. Mạt sáng thỉnh thoảng bay lên
xèo xèo... Rồi một phiên chợ, tiếng gà sẽ liếp nhiếp ngoài vườn.
Hai tuần lễ sau, quả nhiên nắng bỗng úa đi, gió và cát bụi tung mù mịt.
Mây đen kịt từng tảng lở ra. Trời không những giở rét mà còn mưa trút
nước như bão.
Mụ chủ nhà bỗng sang. Lần này cái giọng the thé kia không từ ngõ nói
vào, mà mụ vào tận nhà, thong thả gọi Thạo bé lại:
- Này Thạo! Tao bảo!
Thạo vẫn nhìn mụ chủ nhà nọ bằng cặp mắt run run. Không cho Thạo
kịp dạ, mụ nói với Thạo một hồi dồn dập: