Xim nhắc lại câu nói trên đây cười thầm.
- "Vừa chữa bệnh cho mình vừa thành ông ký nhà thương của cả
làng... Hiện nay Chấn không phải là đồng chí Chấn, đồng chí Đấu, mà là
ông ký Chấn, ông lang Đấu!"
Xim còn vui vui thêm vì thấy Chấn không những có nhà mà tình hình
nơi Chấn ở không có vẻ gì đáng nghi ngại. Chấn thật được cảm tình của
chung quanh, nên bọn trẻ mới sốt sắng tươi bưởi với khách của Chấn như
thế. Đứa bé cõng em đưa mẹ con bà cháu Xim qua lại hai quãng đường nhỏ
lát gạch xây cạnh một ao rộng thả bèo tấm rau muống và một hồ thả sen,
đoạn vào một cái ngõ hai bên là bờ duối. Nhà Chấn cũng ở sau một hàng
dậu vừa duối vừa ô rô. Cạnh nhà cũng có một ao thả rau muống bèo tấm,
lác đác mấy đám sen nhỏ. Bờ ao lòa xòa một cây vối già có nhiều khúc
cong queo như mình con trăn, con cá sấu lờ lờ dưới nước. Nghe tiếng trẻ
con lại lao xao ở ngõ nhà và thấy có vẻ khác lạ, Chấn đặt vội cuốn sách
xuống giường, ngồi nhỏm dậy nhìn:
- ... Ối giời! Kìa bà... với cả cô Xim nữa!
Chấn luýnh quýnh xỏ guốc, chạy ra cửa, giật giật mãi cái xích xích
con chó con, mắng nó không được cắn nữa. Xim cũng hoa cả mắt, phải
nuốt những hơi thở dồn, Chấn ra đỡ bà cụ Xim bước lên thềm vào nhà.
- Bà! Bà về bao giờ thế? Bà và cô Xim đi tàu thủy hay đi ô tô?
Cặp mắt cười cười cùng cái giọng nói dẽ dàng của Chấn cúi xuống cái
bé Xim:
- Đã hơn một năm rồi đấy, cháu lớn lắm cô Xim ạ. Bác thơm cháu gái
ngoan bác nào.
Chấn cầm lấy cái bàn tay bé nhỏ, nắm nắm vuốt vuốt rồi thơm lên mái
tóc vừa mới sửa sang của bé Xim. Chấn lại lật đật nào đi trải chiếu mới, tìm