bươm Sơn thay trước khi mặc bộ quần áo mới giặt là của nhà gởi cho để
lên buồng tra vấn...
Tất cả mọi người đều bảo khúc sáo mà người con ông ký Thái, cái anh
học giỏi toán nhất trường Sông Lấp, thổi là bài hát cộng sản, là Quốc tế ca.
Người ta còn nói rất rõ rằng cả Tây cậu, cẩm Mặt đỏ, cẩm Môê đã xúm
nhau thít lấy cổ Sơn, đấm vào mặt Sơn, nhưng Sơn vẫn giữ lấy sáo và thổi
vút lên,
Tiếng sáo cuối cùng ấy, Thanh chỉ tưởng tượng và đoán biết ra thôi,
cùng với những tiếng sáo man mác những điệu xa xưa Thanh được nghe
trước đây ba năm, khiến mỗi lần nhớ tới Hải Phòng và những bạn trẻ của
tuổi xanh của mình thì Thanh lại náo nức và cũng quặn thắt cả người...
***
Đến đầu đường Cầu Đất, khi ông ký Thái vẫn đi thẳng đến sở
Đờvanhxy rồi tạt lên sở Mật thám để vòng qua trường học ngày còn bé của
Sơn rồi trở về nhà như thường lệ, thì Thanh cũng theo thói quen, trước của
mình xuôi theo đường Sông Lấp.
Đây, cái vườn hoa bây giờ đã thành bến ôtô, bao quanh có những gian
nhà bán bánh kẹo, cà phê, nước chanh đá và mở hàng thợ may, cắt tóc,
nhưng bên cạnh đó vẫn y nguyên khoảng đất khô lại toàn một giống núc
nác tây. Phải! Vẫn cái vườn hoa Đưa người ấy. Các đàn bà, con gái, đàn
ông, trẻ con, nhà quê cũng có, thành phố cũng có, đang đói rách, ai gọi làm
gì cũng làm ngay, chẳng cần biết bom đạn, tàu bay, và chẳng còn thể chạy
đi đâu hết, vẫn cứ túm năm tụm ba, nằm ngổn ngang và có kẻ gần hấp hối,
đắp chiếu kín ở ngay bờ đường, miệng cống và đống rác...
Qua một mặt đường là qua bờ con sông cụt. Nước chưa lên, lòng sông
bùn đen nhờn, trơ trật lởm chởm đủ các thứ thối nát lưu cữu của thuyền, đò,
sà lan, thùng phuy, mảnh vại, bao tải, chai, bát và các thứ rác của các cống