Dưới chân những tầng gác ấy là những đống gạch ngói, sắt và mảng
bê tông, đè giập lên những gian nhà làm bên các cống rãnh chuồng xí, và
ria tường chung quanh. Không hiểu bao nhiêu gia đình với bao nhiêu sinh
mạng đã sống trong những ô, những ngăn đó có còn không và còn lại được
bao nhiêu người và nay ở đâu? Thanh lại không dám nhìn kỹ nữa những
mảnh vải mảnh quần áo bị đốt cháy bị tung xé còn mắc vào những bờ
tường, những cột sắt, những gốc cây bị chém cụt và những khám thờ, bàn
thờ đã cũ đã mọt, dán các thứ giấy màu đỏ, màu xanh xỉn bị đốt cháy còn
sót lại, với những bài vị, thần chủ và những bát hương vỡ nát, tro than tung
tóe.
Cả một khu chen chúc nhất trong dẫy phố đông người nhất này không
có một hầm, một hố trú ẩn nào cả. Nhưng những nhà, những hiệu vàng,
hiệu thuốc bắc và kho hàng ở hai đầu phố và trước đường lớn thì kiên cố
một cách ghê gớm, sau những lần cửa ngoài bằng rào sắt và những hàng
cửa gỗ lim bên trong. Thanh quay nhìn hiệu Vạn Bảo. Cửa nhà này mọi khi
phải có cút lít gác để giữ những người cầm đồ và những kẻ túng đói khỏi
"làm loạn" thành phố, cũng đóng rất chặt. Thì ra đây chỉ làm việc buổi sáng
và chỉ phát vé lốt có hạn, cầm đồ từ 6 đến 9 giờ. Nhưng ở mé đường bờ hè
vẫn có mấy đám người nằm ngồi la liệt, trông ai nấy đều xanh xao buồn bã,
cứ như sắp rũ sắp thỉu đi...
Mặt trời vẫn chói rực.
- "Chết! Mới có 3 giờ thôi! Ở trên Hà Nội hơn 3 giờ còn bị ném bom
nữa là Hải Phòng liền ngay bờ biển".
Nhưng Thanh vẫn đi thong thả qua đây ra đường bến tàu Quảng Đông.
Từ cái trận cả tàu thủy đường sông Nam Định cũng bị bắn phá, thì đỗ bến
này chỉ còn lèo tèo mấy sà lan, boọc và thuyền chở hàng. Nhưng người ở
chẳng ai chịu đi đâu. Vẫn đủ cả những mái, những túp, những thứ "nhà
nổi", mái và tường ghép bằng bất cứ thứ gì có thể ghép được dựng trên
những cọc sắt, gỗ, xi măng bám lấy hai bên bờ. Dân cư là những người ta