nhà lại về Hải Phòng không ở nhờ trong xóm chùa Đông Khê, chùa An Đà,
thì lên thuê nhà trên ngõ Cấm hay ngõ Máy nước Hai vòi mà ở cho vui...
Nghe nói Nhật sắp thua hẳn, trên phố báo động cũng chẳng ai chịu chạy, tất
cả bên Xi măng Sở dầu và trên phố đều vào Việt Minh rồi".
Lê lại nhớ đến và cố tưởng tượng ra người chị đốt trên La. Năm đẻ Lê
thì chị cũng phải ở nhà vừa bế nó cho mẹ đi đội than, vừa xay đỗ tương cho
một nhà hàng làm đậu phụ để kiếm hơn một hào đỡ mẹ.
Ôi! Nếu u không chết bom, sống được đến bây giờ có ốm yếu mấy
chăng nữa, thì anh La và con cũng lam làm đủ nuôi u, và biết đâu u lại còn
thông thạo nhiều công việc khác... Ngày ấy cô Xim đã giao phó công tác
cho u, rất mực tin cậy u cơ mà... Anh La bảo u cũng là Việt Minh; hồi kỳ
bóng tối ấy gian nan vất vả lắm u nhỉ! u nhỉ!...
***
Cảnh vắng lặng êm ả làm Thanh ân hận đã để xe đạp va vấp mạnh
quá. Từ ngoài cổng vào sân, chỉ thấy ánh nắng, bóng râm, hoa mướp rung
rung và tiếng ong bay; bước lên bực thềm nhìn qua tấm cửa giại, Thanh lại
nghe chỉ có thứ tiếng vo vo âm âm của mấy gian nhà cũ kỹ nhiều kèo cột
và tre nứa đang rạn nổ lách tách và mọt nghiến kẽo kẹt. Dâng vẫn nằm ở
cái chõng tre bên trong, còn bên ngoài kê hai ghế dài để trải chiếu khỏi hụt
và rộng thêm chỗ. Chiếc chăn sợi cũ gấp đôi, đắp ngang người Dâng và ủ
cho cả cái cuộn gì tho ló, trắng trắng, nâu nâu đội mũ thóp khâu bằng các
mụn vải lụa sặc sỡ.
Thanh rón rén đến gần chõng, đứng lặng đi hồi lâu. Nó bé quá! Sao
mà lại bé đến thế này? Mũi nó, mắt nó lại càng bé... mắt như của thỏ con,
mèo con cũng mới đẻ. Da cáy thì đỏ hơn thoa phấn. Cái trán lại càng
thương. Trán như khỉ nhăn! Không hiểu cái trán nứt của mẹ ngày xưa có
như thế không, chứ như thế mà vập chỉ nhẹ thôi, thì thành quả hồng mòng
bẹp rúm mất. Dâng bỏ khăn vuông. Một đám tóc xòa bên cái sẹo lõm gần