NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 4 - Trang 877

Sáng hôm sau, Điền ngồi viết.

(Trăng sáng)

Qua những truyện ngắn, con mắt nhìn Nam Cao đặt cho chúng ta,

những ý nghĩ Nam Cao gợi dậy trong tâm trí chúng ta, và tinh thần trách
nhiệm Nam Cao đề ra với chúng ta, càng ngày ta càng thấy rõ hơn. Tới
Cách mạng và kháng chiến, chúng ta càng gắn với Nam Cao, trân trọng
Nam Cao hơn. Chúng ta gắn bó, trân trọng quý mến Nam Cao vì Nam Cao
nâng hẳn chúng ta lên một mức. Đó là mức ý thức tích cực của một con
người trước quần chúng, trước dân tộc, trước lịch sử. Với những trang nhật
ký Ở rừng và Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng, chúng ta được sống
thêm với Nam Cao, vẫn trong một tinh thần phải vận dụng hết mình ra để
suy nghĩ, tìm hiểu, vượt lên tất cả những đau đớn riêng tây, lao vào cuộc
sống chiến đấu mà gánh lấy nhiệm vụ.

Tôi xin được dừng lại ở đây. Tôi xin chỉ được viết về những truyện

ngắn của Nam Cao. Những truyện ngắn cách đây mười sáu, mười bảy năm
đã da diết tâm trí tôi, lay động ý thức tôi. Những truyện ngắn sao mà quý
báu! Càng đọc thêm càng thấy tin cậy, quý báu, càng tiếc. Nam Cao mất
năm 1951. Giặc Pháp đón bắt, bắn chết Nam Cao ở bờ sông trên con đường
Nam Cao trở về quê nhà công tác. Năm ấy Nam Cao mới ngoài ba mươi
tuổi.

7 -1960

HẢI PHÒNG VỚI TÁC PHẨM "CỬA BIỂN" CỦA TÔI

Tôi lớn lên rồi vào cuộc đời ở Hải Phòng, một thành phố kỹ nghệ, một

hải cảng, một cửa biển lịch sử. Cuộc sống nơi đây, cái xã hội lao động, lầm
than với những phong trào cách mạng của nó, cái mặt đất biển khơi với
những dòng sử xanh bất tử của nó, đối với tôi cho đến bây giờ, vẫn là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.