NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 4 - Trang 903

tự do thở hít khí trời, ánh nắng. Thế rồi những luống cày lại rạch đất, đất lại
tơi ra, phân gio lại gánh ra vãi, nước lại gợn sóng, và lúa lại cấy xuống.

Một, Chạp, những tháng gạo bẩy tám trăm một tạ, khoai ngô không

có, dân quê đã đói như cào ruột. Bưng bát cơm nóng trên tay nhai những
miếng cơm cứ tuồn tuột xuống dạ dày, tất cả những con người này đều lịm
cả tư tưởng đi vì nghĩ đến ruộng, đến lúa, đến cái tiết giời lạ lùng ra tai ra
khổ không còn biết kéo dài tận thế này đây?

- Nào hơn mẫu mầu, hơn mẫu lúa, vụ này nhỡ sao thì thật chết hết

mất!

Ngay từ mùng hai Tết, trong lúc những tiếng pháo nhẫn tâm vẫn nổ

ran ở nhiều chỗ, và bao tiếng cười nói phè phỡn say sưa ngang nhiên trước
mắt mọi người, thì trên những cánh đồng nắng chói chang, đất nứt nẻ, lúa
vàng úa, dân quê đã ra tát nước rồi. Nước trong ao tát ra, nước ngoài đầm
tát vào, nước các vũng, nước các ngòi, gạn lên nếu có thể thì người ta sẽ
quyết xúm lại hàng tổng, hàng huyện, hàng tỉnh mà khiêng sông về đổ các
đồng xa nhưng khốn thay sông cũng bị cạn nốt.

Nhịn ăn mua mạ cấy, chịu rét để tiền thuê người làm cỏ, tát nước giờ,

dân quê lại còn bớt cả tắm giặt, bớt cả nước uống. Những cái ao sạch sẽ
nhất trong làng đã bị tát nốt và những cái thùng sâu như cái giếng đã đào
lên để lấy nước cho lúa. Lúa càng khát. Nắng càng chang chang. Nhiều giọt
nước mắt đã phải ứa ra.

Bên Bắc Ninh hầu hết những vùng gần phủ, huyện, nhà ga, chợ,

những đàn bà con gái phải đi ra chợ từ mờ sáng mua nhặt những nồi nước
đái về tưới. Những tiếng rao lanh lảnh "Ai bán nước giải không?" lúc hé
ánh mặt trời và những tiếng xe bò ình ịch chở gạo ra tỉnh đã tưởng như một
thế giới nào. Cái thế giới không còn mang cái nhục khốn nạn là có những
kẻ thừa mứa chỉ có việc ăn không ngồi rồi và khuyên người ta phải giữ
liêm sỉ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.