cái, đỡ việc nhà đã chẳng được bao nhiêu, lại còn ốm luôn nữa. Chị Giang,
chạy chợ nhàn đấy, nhưng nay về tề, mai về tề, nay mấy thước phin, chiếc
khăn len, đôi săng đan, bộ cốc, mai tá bài chải, hộp xà phòng Díp, rồi thành
ra lười biếng mụ mị, bỏ cả công việc chính cày cấy giồng giọt, làm thua
thiệt cho kháng chiến mà làm giầu cho giặc.
Muốn thay đổi tình trạng này chỉ có thể thay dần dần từ gốc thay đi.
Nhà Giang phải làm ruộng. Không có ruộng phải xin ruộng mà làm. Chị
Giang, cả Giang nữa phải học cày học cấy. Nhất là phải vào đoàn thể mà
sinh hoạt. Bố Giang trước kia làm phu than ở mỏ Vàng Danh có nghề đốt
than đấy, nên xin vào một công xưởng nào mà làm, ở đấy ông sẽ được làm
việc có giờ giấc, ông được sự săn sóc sức khỏe đỡ phần đau ốm, nhất là bỏ
được cái tính rút rát buồn bã đi, và được giảng dạy học hành hiểu biết rộng
ra. Rồi cả mẹ Giang và chị Giang cũng phải vào hội liên hiệp phụ nữ và cố
thu xếp công việc để cũng được học hành thêm. Chịu thương chịu khó như
mẹ Giang và dân phố đây không thể nào không tiến được, một khi được tổ
chức vào những đoàn thể căn bản như thế...
Giang tinh ý lắm. Giang nhận thấy ngay sự lo lắng của Chí. Những ý
nghĩ sửa chữa cho nhà Giang, tuy Chí chỉ nói nhẹ nhàng một đôi câu với bố
mẹ Giang và Giang thôi, Giang cũng thấy hết cái quan trọng của nó. Chính
Giang cũng khổ sở vì sự làm ăn của nhà Giang nhất là của chị Giang.
Giang không thể nào nén được sự bứt rứt, đã đi tìm Can phụ trách đội
Thiếu niên tiền phong của Giang ngay tối chủ nhật tuần trước. Giang bày tỏ
tình cảnh nhà và báo với anh sự hoạt động của hàng phố.
Chiều hôm nay, Giang cùng Can chuyện với nhau từ lúc ăn cơm chiều
cho đến lúc tối mịt, mọi người rũ giường rũ chiếu đi ngủ, hai anh em mới
đưa nhau ra về.
- Giang cứ yên trí lại về học hành và nhất là sinh hoạt chặt chẽ với các
thiếu nhi và đồng bào trong phố. Giang nói với anh muốn đi làm liên lạc
cho bộ đội, cho du kích hay ở các cơ quan, nhưng Giang còn đương tuổi đi