trong đó có những người “dốt máy tính” hiện được ca ngợi, o bế mà trước
đây nhác thấy chiếc máy chỉ dám “kính nhi viễn chi”.
Kẻ thắng gom tất
Sau Pareto một thế kỷ, ý nghĩa của Nguyên lý 80/20 lại hồi sinh trong
những tranh luận gần đây về mức thu nhập cao ngất trời và luôn tăng cao
của những siêu sao và những cá nhân rất thiểu số đầu ngành ở ngày một
nhiều các ngành nghề. Đạo diễn phim Steven Spielberg kiếm được 165 triệu
đô-la trong năm 1994. Joseph Jamial, luật sư tố tụng được trả thù lao hậu hĩ
nhất, 90 triệu đô-la. Lẽ đương nhiên, những đạo diễn phim hay luật sư
thường thường bậc trung chỉ có được một mức thu nhập bé tẻo teo so với
những món tiền cỡ đó.
Thế kỷ XX đã có những nỗ lực to lớn nhằm cân bằng các mức thu nhập,
nhưng tình trạng bất đồng đều vừa mới được san phẳng chỗ này lại cứ nổi
lên chỗ khác. Ở Hoa Kỳ, từ 1973 đến 1995, thu nhập thực trung bình tăng
36%, nhưng con số tương ứng của các công nhân không có một chức vụ
quản lý gì lại giảm 14%. Trong thập niên 1980, tất cả của cải đã về tay 20%
những người thu nhập cao nhất, và 64% của tổng mức tăng – một điều
không thể không để ý – lại vào tay 1% những người thu nhập cao nhất.
Quyền sở hữu các cổ phần ở Hoa Kỳ cũng tập trung chủ yếu trong một
thiểu số các hộ gia đình: 5% số hộ gia đình Hoa Kỳ sở hữu chừng 75% giá
trị trong ngành hàng tiêu dùng. Chúng ta cũng có thể thấy một tác động
tương tự trong vai trò của đồng đô-la: chừng 50% các giao dịch thương mại
của thế giới được tính bằng đô-la, vượt xa con số 13% là tỷ lệ xuất khẩu
Hoa Kỳ so với thế giới. Và, trong khi tỷ lệ của đồng đô-la so với mức dự
trữ ngoại hối là 64%, tỷ suất của GDP Hoa Kỳ với tổng sản lượng toàn cầu
cũng chỉ vừa qua 20%. Nguyên lý 80/20 lúc nào cũng tự khẳng định giá trị
của mình, trừ phi con người có những nỗ lực lớn, tự giác, và nhất quán, duy
trì qua một thời gian dài để phủ định nó.
Tại sao Nguyên lý 80/20 lại quan trọng đến thế