khoảng năm 1800, đã nói rằng “nhà doanh nghiệp chuyển vận nguồn lực
kinh tế ra khỏi khu vực có năng suất thấp để bước lên một khu vực có năng
suất và sản lượng cao”. Nhưng một ý nghĩa thú vị của Nguyên lý 80/20 là,
các doanh nghiệp và thị trường vẫn còn phải vượt qua một khoảng cách bao
xa nữa mới đưa ra được những giải pháp tối ưu. Ví dụ, Nguyên lý 80/20
khẳng định rằng 20% sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên, mới thật
sự tạo ra 80% lợi nhuận. Nếu điều này là đúng – và những nghiên cứu
thường khẳng định những tỷ lệ bất tương xứng như thế quả có tồn tại – thì
còn lâu hiện tình ấy mới đạt đến mức có hiệu quả hoặc tối ưu. Điều có ý
nghĩa ở đây là 80% các sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên, chỉ
đóng góp 20% lợi nhuận. Là đang có một sự lãng phí lớn. Là những nguồn
lực mạnh mẽ nhất của công ty đang bị níu lại bởi một đa số những nguồn
lực kém hiệu quả hơn rất nhiều. Là lợi nhuận có thể được nhân lên nếu
nhiều hơn những sản phẩm tốt nhất có thể được đem bán ra, những nhân
viên “xịn” nhất được tuyển dụng, hoặc những khách hàng “ngon” được thu
hút (hoặc được thuyết phục hãy mua thêm nhiều hàng nữa của công ty).
Trong trường hợp này người ta có thể đặt một câu hỏi rất xác đáng: tại
sao lại tiếp tục làm ra mớ sản phẩm chiếm 80% mà chỉ đem về 20% lợi
nhuận kia? Các công ty ít khi đặt ra câu hỏi này, bởi vì trả lời câu hỏi ấy sẽ
có nghĩa là phải hành động một cách quyết liệt: ngưng làm 4/5 những gì
bạn đang làm không phải là một thay đổi nhỏ nhặt.
Điều J-B Say gọi là công việc của những nhà doanh nghiệp thì những
nhà tài chính hiện đại gọi là “nghiệp vụ ác-bít” (kinh doanh chênh lệch tỷ
giá). Thị trường tài chính quốc tế rất nhanh nhạy trong việc điều chỉnh
những hiện tượng bất thường trong việc định giá trị, chẳng hạn giữa các tỷ
giá hối đoái. Nhưng các tổ chức doanh thương và các cá nhân nói chung
thường rất kém về nghiệp vụ ác-bít hoặc nghệ thuật làm nhà doanh nghiệp,
trong việc chuyển dịch nguồn lực từ chỗ chúng có giá trị kém đến chỗ
chúng có thể đem lại những kết quả tốt, hoặc trong việc cắt bỏ những nguồn
lực giá trị thấp và mua vào những nguồn lực có giá trị cao hơn. Trong hầu
hết các trường hợp, chúng ta không nhận ra mức độ mà một số nguồn lực,
dù chỉ là một thiểu số nhỏ, lại có một năng suất siêu cao – cái mà Joseph