NGUYÊN LÝ 80-20 - BÍ QUYẾT LÀM ÍT ĐƯỢC NHIỀU - Trang 22

Nguyên lý không cân bằng

Sợi chỉ chung giữa thuyết hỗn độn và Nguyên lý 80/20 là vấn đề cân

bằng – hoặc, nói cho chính xác là, tình trạng không cân bằng. Cả thuyết hỗn
độn lẫn Nguyên lý 80/20 đều khẳng định (với rất nhiều cơ sở thực chứng)
rằng vũ trụ này là không cân bằng. Cả hai đều cho rằng thế giới này không
hoạt động theo tuyến tính; nguyên nhân và kết quả ít khi có một mối liên hệ
cân bằng. Cả hai đều nhấn mạnh đến nguyên lý tự tổ chức: một số động lực
lúc nào cũng mạnh hơn những động lực khác và sẽ cố chiếm phần chia
nguồn lực lớn hơn phần theo lẽ công bằng. Thuyết hỗn độn, dựa vào một số
những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử, góp phần giải thích tại sao có sự mất
cân bằng này và tình trạng ấy diễn ra như thế nào.
Vũ trụ không vận động theo một đường thẳng đuột

Nguyên lý 80/20, cũng như thuyết hỗn độn, được dựa trên ý tưởng phi

tuyến tính. Rất nhiều những điều đã xảy ra không có một tầm quan trọng và
có thể bỏ qua. Tuy nhiên, lúc nào cũng có một số động lực có một tầm ảnh
hưởng vượt hẳn trên số lượng của chúng. Đây là những động lực phải được
xác định và để ý. Nếu đó là những động lực có giá trị tích cực, chúng ta
phải nhân chúng lên. Nếu đó là những động lực chúng ta không thích,
chúng ta cần phải suy nghĩ cẩn thận để tìm cách vô hiệu hóa chúng. Nguyên
lý 80/20 cung cấp một phép thử thực chứng rất hiệu nghiệm về tính phi
tuyến tính trong bất cứ hệ thống nào: chúng ta có thể đặt câu hỏi, có phải
20% nguyên nhân dẫn đến 80% kết quả? Có phải 80% bất cứ hiện tượng
nào đều chỉ có liên hệ với 20% của hiện tượng hữu quan? Đây là một
phương pháp hữu ích để làm lộ ra tính phi tuyến tính, nhưng nó còn hữu ích
hơn bởi vì nó hướng ta đến việc xác định những động lực mạnh mẽ khác
thường đang hoạt động.
Nút vòng phản hồi bóp méo và xáo trộn sự cân bằng

Nguyên lý 80/20 cũng nhất quán với, và có thể được giải thích nhờ quy

về, những cái nút vòng phản hồi được xác định bởi thuyết hỗn độn, theo đó
những ảnh hưởng nhỏ ban đầu có thể được nhân lên gấp nhiều lần và sinh
ra những kết quả rất khó lường tính trước, mặc dù khi “hậu xét” thì có thể
giải thích được. Khi không có những nút vòng phản hồi, tỷ lệ phân bổ tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.