lỗ, vẫn có đóng góp tích cực cho khoản chi phí quản lý. Đây là một trong
những cơ chế bảo vệ vì bản thân mình nhất và không thỏa đáng nhất từng
được nghĩ ra.
Nếu bạn tập trung vào những phân khúc mang lại lợi nhuận cao nhất,
bạn có thể phát triển những phân khúc thị trường đó một cách nhanh chóng
đến mức đáng ngạc nhiên – gần như luôn ở mức 20%/năm và đôi khi còn
nhanh hơn thế nữa. Hãy nhớ rằng vị thế và hình ảnh của sản phẩm đối với
khách hàng lúc ban đầu là rất mạnh, vì vậy việc ấy dễ dàng hơn rất nhiều so
với việc phát triển toàn bộ doanh nghiệp. Nhu cầu bù đắp chi phí quản lý
của những phân khúc không mang lại lợi nhuận có thể mất đi khá nhanh.
Tuy nhiên, sự thật là bạn không cần phải chờ đợi gì cả. “Nếu có cái gai
trong mắt làm bạn khó chịu, hãy nhổ nó đi!” Cứ loại bỏ những khoản chi
phí quản lý gây phiền phức cho bạn. Nếu có ý chí mạnh mẽ, lúc nào bạn
cũng có thể làm được điều đó. Các phân khúc ít đem lại lợi nhuận, dù có chi
phí quản lý hay không, có thể bán được trong một số trường hợp và luôn
luôn có thể dẹp bỏ. (Đừng nghe lời của các tay làm kế toán, họ là những
người hay ca bài “các khoản chi phí khi rút ra”; nhiều khoản trong những
chí phí này chỉ là những con số trên giấy tờ chứ không có chi phí bằng tiền
mặt. Cho dù ở những phần có chi phí bằng tiền mặt, thì thường có một
khoản hoàn vốn cực nhanh, khoản hoàn vốn này sẽ còn nhanh hơn nhiều,
nhờ giá trị của sự đơn giản trong hoạt động kinh doanh, so với mức mà
những tay kế toán từng báo cáo với bạn). Sự lựa chọn thứ 3, thường đem lại
lợi nhuận cao nhất, là thu hoạch ngay những phân khúc thị trường này, cố
tình đánh mất thị phần. Bạn hãy cứ buông ra những khách hàng và những
sản phẩm ít đem lại lợi nhuận hơn, cắt giảm hầu hết sự hỗ trợ và bớt đi phần
lớn những nỗ lực bán hàng, tăng giá sản phẩm và chấp nhận doanh số giảm
ở mức từ 5 – 20% trong khi đó bạn vẫn vui cười mang tiền rủng rỉnh đến
gửi ngân hàng.
Hãy chọn 20% đơn giản nhất