NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 111

Như những người tham gia trong trò chơi bia ở Chương 3 cuối cùng

mới khám phá ra, gốc rễ những khó khăn của chúng ta không phải là những
vấn đề dai dẳng và cũng không phải là những kẻ thù ma quỷ - mà là chính
chúng ta. Có sự bất cân xứng cốt lõi giữa bản chất của thực tại trong những
hệ thống phức tạp và cách suy nghĩ thông thường của chúng ta về thực tại
đó. Bước đầu tiên để điều chỉnh sự bất cân xứng đó là phải vượt qua được
thành kiến rằng nguyên nhân và hậu quả có sự liên hệ mật thiết với nhau
trong không gian và thời gian.

8. Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra những kết quả lớn - nhưng
phần đòn bẩy mạnh nhất thường ít lộ diện nhất

Một số người gọi suy nghĩ hệ thống là “môn kinh tế chính trị mới” bởi

vì nó chứng minh những giải pháp hiển nhiên nhất thì không có hiệu quả -
trong trường hợp tốt nhất chúng cũng chỉ cải thiện vấn đề trong ngắn hạn
nhưng lại làm cho sự việc xấu đi về dài hạn. Nhưng có một khía cạnh khác
của câu chuyện. Vì suy nghĩ hệ thống cũng cho thấy các hành động nhỏ
nhưng có định hướng tốt đôi khi có thể tạo ra những cải thiện quan trọng và
lâu dài, nếu như được thực hiện đúng chỗ. Những người suy nghĩ hệ thống
gọi nguyên tắc này là “đòn bẩy”.

Giải quyết một vấn đề khó khăn thường liên quan đến việc tìm xem

đòn bẩy hiệu quả nằm ở đâu. Một thay đổi với nỗ lực nhỏ nhất có thể đem
đến sự cải thiện quan trọng và bền vững.

Khó khăn duy nhất là những thay đổi mang tính đòn bẩy hiệu quả

thường rất khó nhận dạng đối với hầu hết người tham gia trong tổ chức.
Chúng không “liên quan mật thiết về thời gian và không gian” với các triệu
chứng khó khăn rõ ràng. Đó chính là điều làm cho cuộc sống thú vị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.