NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 132

với những người lớn hay nói “Thần kinh của tôi không cho phép tôi tin vào
người khác”.

Để hiểu rõ suy nghĩ hệ thống, chúng ta phải từ bỏ giả thiết là luôn luôn

có một cá nhân hay một đại diện cá nhân nào đó chịu trách nhiệm. Cách
suy nghĩ phản hồi cho rằng mọi người chia sẻ trách nhiệm vì những vấn đề
nảy sinh trong hệ thống. Điều này không hàm ý là mỗi người liên quan đều
có ảnh hưởng như nhau trong việc thay đổi hệ thống. Nhưng nó ngụ ý rằng
việc tìm kiếm một người thế mạng[8] - một trò tiêu khiển đầy cám dỗ theo
văn hóa chủ nghĩa cá nhân ví dụ như chúng ta, những người sống trên nước
Mỹ - là một lối đi mù quáng.

[8]. Nguyên văn là “con dê tế thần” - ND.

Cuối cùng, khái niệm phản hồi làm rõ những giới hạn của ngôn ngữ

chúng ta. Khi chúng ta cố miêu tả bằng từ ngữ thậm chí chỉ một hệ thống
hết sức đơn giản, ví dụ như việc rót đầy ly nước, thì sẽ rất rườm rà: “Khi tôi
rót một ly nước, có một tiến trình phản hồi làm cho tôi điều chỉnh vị trí vòi
nước, điều đó làm lượng nước thay đổi và điều chỉnh mực nước. Mục đích
của tiến trình này là để rót đúng mực nước tôi mong muốn”. Đó là lý do
chủ yếu cần phải có một ngôn ngữ mới để mô tả hệ thống. Nếu mô tả một
hệ thống đơn giản như rót nước còn rườm rà như vậy, thì hãy tưởng tượng
chúng ta sẽ khó khăn như thế nào khi sử dụng tiếng Anh hàng ngày để mô
tả những tiến trình phản hồi phức tạp trong một tổ chức.

Cần phải có sự làm quen với việc này. Chúng ta đã bị chìm đắm trong

một ngôn ngữ tuyến tính để mô tả kinh nghiệm của mình. Chúng ta nhận
thấy những tuyên bố đơn giản về quan hệ nhân quả và tính trách nhiệm có
vẻ quen thuộc và tiện lợi. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải từ bỏ
chúng, cũng như việc bỏ tiếng Anh để học tiếng Pháp! Có rất nhiều tình
huống mà những mô tả tuyến tính đơn giản là đầy đủ, và việc tìm kiếm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.